Tin tức

Rối loạn ám ảnh xã hội là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị

Ngày 24/02/2023
Hiện nay, số lượng những người bị rối loạn ám ảnh xã hội ngày một gia tăng. Những người bị mắc chứng rối loạn lo âu xã hội đều có xu hướng sợ giao tiếp, sợ đám đông. Các biểu hiện này vô tình khiến cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. 

1. Khái niệm: Rối loạn ám ảnh xã hội là gì?

Rối loạn ám ảnh xã hội chính là một loại bệnh lý thiên về sức khỏe tâm thần, được phân vào nhóm bệnh rối loạn lo âu. Đây là một dạng phản ứng khá bình thường khi người bệnh phải đối mặt với căng thẳng. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy mình bị lo âu quá mức hoặc duy trì trong thời gian dài thì đây cũng là một dấu hiệu để nhận diện chứng rối loạn lo âu. 

Rối loạn ám ảnh xã hội là bệnh lý về sức khỏe tâm thần

Rối loạn ám ảnh xã hội là bệnh lý về sức khỏe tâm thần

Người bị rối loạn lo lắng xã hội thường có xu hướng bộc lộ sự sợ hãi của mình một cách mãnh liệt và có thể kéo dài khi bệnh nhân bị người khác nhìn hoặc bị phê bình. Điều này sẽ có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình hình học tập, hiệu quả làm việc và cả những hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. 

2. Chứng rối loạn ám ảnh xã hội diễn ra vào lúc nào?

Người bệnh thường sẽ có những trải nghiệm theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là một số tình huống thường gặp hàng ngày khiến chứng rối loạn, ám ảnh xã hội xuất hiện, cụ thể: 

  • Khi phải nói chuyện với người lạ.

  • Khi phải đứng nói trước đám đông.

  • Khi hẹn hò.

  • Khi phải giao tiếp thông qua ánh mắt. 

  • Khi dùng nhà vệ sinh ở nơi công cộng.

  • Khi phải đi dự tiệc đông người.

  • Khi ăn trước mặt người khác.

  • Khi đi học và đi làm mỗi ngày.

  • Khi phải bắt đầu một cuộc trò chuyện mới.

Hội chứng này thường xuất hiện khi người bệnh xuất hiện ở trong đám đông

Hội chứng này thường xuất hiện khi người bệnh xuất hiện ở trong đám đông

3. Những triệu chứng nhận diện người bị rối loạn ám ảnh xã hội

Các biểu hiện và dấu hiệu của chứng bệnh này sẽ có sự khác biệt đối với từng trường hợp. Người bệnh có thẻ sẽ gặp phải những triệu chứng thực thể khá phổ biến như sau:

  • Tim đập nhanh hơn, có thể bị loạn nhịp.

  • Bị căng cơ.

  • Cảm thấy chóng mặt.

  • Xuất hiện chứng khó tiêu hoặc có thể bị tiêu chảy.

  • Thường bị đỏ mặt.

  • Cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.

  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ọe.

  • Cảm thấy lo lắng ngay thời điểm trước khi diễn ra một sự kiện hoặc người bệnh có xu hướng lo lắng kéo dài trong nhiều tuần trước khi sự kiện bắt đầu.

  • Cảm thấy sợ và lo lắng khi bị người khác nhận xét, đánh giá trong những tình huống xã hội hàng ngày. Một số trường hợp có thể cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy bản thấy mình bị sỉ nhục và biểu hiện thông qua việc đỏ mặt, mồ hôi đổ nhiều hoặc bị run rẩy. 

Người mắc chứng lo lắng xã hội thường lo lắng khi phải tiếp xúc với nhiều người

Người mắc chứng lo lắng xã hội thường lo lắng khi phải tiếp xúc với nhiều người

4. Những cách phòng ngừa hội chứng hiệu quả

Nhìn chung, hội chứng rối loạn ám ảnh xã hội có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày của người bệnh. Hội chứng này hầu như không thể điều trị bằng thuốc, thay vào đó, người bệnh cần phải cải thiện tâm lý vững vàng hơn, sống thoải mái hơn để tinh thần được dễ chịu hơn. Cụ thể, bạn có thể phòng ngừa bệnh với những giải pháp đơn giản sau:

  • Giảm bớt các áp lực trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mở rộng thêm các mối quan hệ ngoài xã hội và tăng cường giao tiếp để tăng khả năng ứng biến trong mọi tình huống với mọi người xung quanh.

  • Học cách thư giãn đầu óc, có thể tập thiền hoặc tập yoga để bản thân và tâm lý cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

  • Mỗi ngày nên dành thời gian để tập thể dục.

  • Luôn tập cho mình thói quen sống với một thái độ thật tích cực, lạc quan và vui vẻ trong mọi tình huống.

Lối sống tích cực sẽ giúp phòng chống chứng lo lắng xã hội

Lối sống tích cực sẽ giúp phòng chống chứng lo lắng xã hội

5. Phương án điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội 

Hiện tại, những phương pháp được áp dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh xã hội gồm có phương pháp không sử dụng thuốc và có sử dụng thuốc. 

5.1. Điều trị không sử dụng thuốc

  • Nhận thức hành vi: Liệu pháp này sẽ giúp cho bạn học và biết được cách kiểm soát nỗi ám ảnh, lo lắng của mình thông qua cách thư giãn, hít thở. Đồng thời, liệu pháp này cũng sẽ giúp bạn suy nghĩ theo lối tích cực hơn. 

  • Tiếp xúc: Liệu pháp này có thể giúp cho một người đối mặt và tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh thay vì cứ mãi lẩn tránh chúng. 

  • Trị liệu nhóm: Bằng cách này, thông qua những kỹ năng và cả những kỹ thuật để có thể tương tác được với mọi người trong cùng một môi trường. Việc tham gia vào hình thức điều trị theo nhóm có cùng nỗi sợ sẽ giúp bạn cảm thấy mình không cô đơn một mình. 

  • Điều trị tại nhà: Có nhiều biện pháp được áp dụng như tránh xa các chất kích thích như caffeine để tránh làm gia tăng sự lo lắng. Bên cạnh đó, bạn nên ngủ ít nhất 8 giờ đồng hồ cho mỗi đêm. Bởi lẽ việc thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy thêm phần lo lắng. Điều này sẽ khiến cho những triệu chứng của căn bệnh này trở nặng và trầm trọng hơn. 

Giải pháp điều trị tâm lý thường được áp dụng

Giải pháp điều trị tâm lý thường được áp dụng

5.2. Điều trị có sử dụng thuốc

Những người bị mắc chứng bệnh này có thể được bác sĩ chỉ định kê đơn thuốc để điều trị. Đa số các loại thuốc được kê đơn đều là thuốc chống lo lắng và trầm cảm. Các loại thuốc này sẽ được kê tùy theo tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng tại thời điểm thăm khám. Thuốc có thể có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, người bệnh không nên quá phụ thuộc và sử dụng chúng trong thời gian dài để tránh gặp phải những hậu quả không đáng có. 

Những loại thuốc chống trầm cảm cũng có hiệu quả đối với hội chứng rối loạn ám ảnh xã hội và có hiệu quả sau khoảng vài tuần sử dụng. Một số loại thuốc trong đó có thể khiến người bệnh xuất hiện một số tác dụng phụ như bị đau đầu, có triệu chứng buồn nôn hoặc bị khó ngủ. 

Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường sẽ không phải là vấn đề quá lớn đối với nhiều người. Đặc biệt, khi người bệnh bắt đầu sử dụng với một liều lượng nhỏ và sau đó tăng dần lên theo thời gian. Nếu người bệnh uống thuốc có thấy xuất hiện một vài tác dụng phụ khó chịu thì có thể đến gặp bác sĩ để trao đổi. 

Mặc dù thuốc chống trầm cảm có tính an toàn và hiệu quả tốt cho nhiều trường hợp. Tuy nhiên, với một số người, loại thuốc này cũng có thể gây nguy hại, nhất là trẻ em nhỏ tuổi và các thanh thiếu niên. Thông thường, trên vỏ của hộp thuốc được kê đơn sẽ được gắn thêm hình ảnh của “chiếc hộp đen”. Chiếc hộp này chính là biểu tượng cảnh báo các loại thuốc trầm cảm đều có thể khiến người bệnh có những suy nghĩ tổn hại cho bản thân mình. 

Nhìn chung, chứng rối loạn ám ảnh xã hội nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những ảnh hưởng đối với cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngay khi nhận thấy những biểu hiện trên, bạn hãy tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để tiếp nhận điều trị sớm. Một địa chỉ bạn không nên bỏ qua là chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ