Tin tức
Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?
- 18/01/2022 | Nên chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin Covid như thế nào?
- 05/01/2022 | Bác sĩ tư vấn: Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng Covid -19
- 11/01/2022 | Trẻ tiêm vắc xin Covid có an toàn không và nên tiêm loại nào?
1. Trẻ từ bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin Covid-19?
Đây cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi lẽ, trẻ em cũng là đối tượng có thể nhiễm Covid và lây lan virus cho những người xung quanh.
Trẻ từ 5 - 17 tuổi được phép tiêm Covid-19
Nói về tầm quan trọng của vắc xin đối với trẻ, CDC Mỹ đã khẳng định dù nguy cơ tử vong khi mắc Covid ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng so với các mặt bệnh nguy hiểm khác như bại liệt, sởi, bạch hầu, đây vẫn là căn bệnh gây tử vong cao hơn.
Tiêm vắc xin bảo vệ trẻ khỏi biến chứng nguy hiểm của Covid-19
Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện? Trẻ từ độ tuổi nào thì có thể được tiêm ngừa? Đây đều là những băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh khi con em của mình chưa tiêm mũi vắc xin cơ bản nào.
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên đủ điều kiện để được tiêm ngừa vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, CDC cũng khuyến cáo trẻ từ 12 tuổi cần được tiêm vắc xin một cách sớm nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19 cũng như ngăn ngừa sự lây lan rộng rãi trong cộng đồng.
Trong khi các nhà khoa học đang phải “chạy nước rút” để nghiên cứu về biến thể mới mang tên omicron với tốc độ lây lan đến “chóng mặt”, chiến dịch tiêm chủng dành cho trẻ từ 12 - 17 tuổi đã chính thức được triển khai tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Trẻ từ 12 - 17 tuổi cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản để bảo vệ bản thân và tránh lây lan virus trong cộng đồng
Triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi
Mục tiêu của chiến dịch này là tăng độ bao phủ vắc xin trong cộng đồng để đối phó linh hoạt với dịch bệnh và trên 90% trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên khắp cả nước sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Phương thức triển khai của chiến dịch tiêm chủng này sẽ diễn ra tại các trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tiêm chủng cố định hoặc tiến hành tại các điểm tiêm lưu động ở thôn bản, nơi mà giao thông còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương cũng như lượng vắc xin được cấp để xây dựng phương thức triển khai sao cho phù hợp. Tại các trường học, lộ trình tiêm chủng sẽ bắt đầu từ khối 12 cho đến khối 11 và khối 10, cuối cùng sẽ di chuyển điểm tiêm về các trường THCS.
Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 12 - 17 tuổi được triển khai tại các trường học THPT và THCS trên khắp cả nước
Trong đó, vắc xin Comirnaty của Pfizer-BioNTech đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho trẻ từ 12 - 17 tuổi với liều 0,3ml, lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 3 - 4 tuần.
Đây là chiến dịch tiêm chủng được mong chờ nhất nhằm giúp bảo vệ trẻ em trước diễn tiến phức tạp của dịch bệnh và góp phần thúc đẩy miễn dịch cộng đồng, chủ động “sống chung với lũ”.
2. Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?
Để biết khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những triệu chứng có thể xảy ra sau tiêm. Bởi lẽ, không phải tất cả triệu chứng đều cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Kể cả người lớn và trẻ em sau khi tiêm vắc xin cũng sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ. Đây hoàn toàn là những triệu chứng bình thường và ba mẹ không cần quá lo lắng.
Phản ứng phụ phổ biến
Hầu hết trẻ em sẽ gặp phản ứng phụ từ mức nhẹ cho đến trung bình trong khoảng 24 - 48 giờ sau khi tiêm. Thường là cảm giác đau, ửng đỏ, sưng tấy tại vị trí tiêm hay đau đầu, ớn lạnh, sốt nhẹ và buồn nôn. Đây đều là triệu chứng thông thường cho thấy hệ miễn dịch đang làm nhiệm vụ của nó trong việc bảo vệ cơ thể.
Sốt là phản ứng phổ biến và hoàn toàn bình thường sau tiêm ở trẻ
Những dấu hiệu này sẽ tan biến lâu nhất là 48 giờ nên thay vì lo lắng quá mức, ba mẹ hãy ở bên và chăm sóc con một cách tốt nhất nhé!
Phản ứng hiếm gặp
Sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện? Nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây không thuyên giảm sau 48 giờ ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời ứng phó:
-
Nổi hạch tại nách, cổ kèm theo những cơn đau.
-
Phát ban, ngứa, sưng tại vị trí tiêm và sốt cao trên 38,5 độ.
Bên cạnh đó, việc trẻ sốt quá cao trên 38,5 độ quá 24 - 48 giờ mặc dù đã sử dụng thuốc theo chỉ định, ba mẹ cần dừng thuốc và cho con đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ kịp thời.
Sau khi chích ngừa, hãy duy trì những loại thuốc mạn tính mà con đang sử dụng, trừ trường hợp bác sĩ nói nên tạm ngưng trong thời gian “nhạy cảm” này.
3. Chăm sóc trẻ sau tiêm như thế nào?
Những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ “sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?”. Thế nhưng, cần chăm sóc như thế nào để con sớm “hồi phục”, khỏe mạnh, đẩy lùi những triệu chứng nặng là điều mà các bậc phụ huynh cùng cần lưu tâm.
Lúc này, ba mẹ cần chuẩn bị cho con những bữa ăn giàu dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm, bổ sung món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm, các loại rau củ và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Những món súp thơm ngon, dễ tiêu hóa sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch sau khi tiêm
Hơn nữa, sau khi tiêm, bởi vì xuất hiện phản ứng phụ nên cơ thể sẽ mệt mỏi, vì vậy trẻ cần được nghỉ ngơi hoặc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để nạp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, để giảm đau, sưng tấy tại các vị trí tiêm, có thể sử dụng một chiếc khăn mặt sạch, mát, đặt lên vùng da đó. Đồng thời cũng không quên thuốc thật nhiều nước để giảm cảm giác khó chịu khi sốt.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ có câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc “sau khi tiêm Covid trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?”. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ sớm nhất nếu bạn vẫn đang băn khoăn cần được giải đáp nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!