Tin tức
Selenium: Tác dụng và lưu ý quan trọng khi bổ sung khoáng chất này
- 09/11/2021 | Bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào thì an toàn?
- 17/01/2023 | Chu sa - Khoáng vật nhưng nhiều người lầm tưởng là thảo dược
- 16/12/2022 | Vitamin và khoáng chất có vai trò gì với cơ thể, sử dụng ra sao?
- 27/04/2023 | Khoáng chất là gì? Tầm quan trọng của khoáng chất đối với cơ thể
1. Thông tin khái quát về Selenium
Thuốc Selenium chứa thành phần cơ bản là Selenium hay Selen, một loại khoáng chất quan trọng nhưng cơ thể lại không có khả năng tự sản xuất ra được. Thực tế, loại khoáng chất này chủ yếu bổ sung thông qua thực phẩm.
Selenium là loại khoáng chất quan trọng nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp
Bên cạnh thực phẩm, một vài đối tượng sẽ cần bổ sung Selenium thông qua thuốc Selenium. Hiện nay, thuốc Selenium bào chế chủ yếu theo dạng dung dịch tiêm truyền với hàm lượng phổ biến là 10 mcg/mL, 40 mcg/mL và 60 mcg/mL. Ngoài ra cũng có một vài sản phẩm hỗ trợ bổ sung Selenium điều chế theo dạng viên uống.
2. Công dụng của Selenium
Theo phân tích, Selenium đặc biệt cần thiết cho người bị thiếu hụt loại khoáng chất này. Selenium có tác dụng phòng ngừa sự phát triển của yếu tố gây viêm tuyến giáp, kìm hãm lượng cholesterol trong máu.
Sử dụng Selenium sẽ giúp giảm bớt sự ảnh hưởng của các gốc tự do đến cơ thể
Bên cạnh đó, Selenium còn có khả năng chống Oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Mặt khác, Selenium sẽ tham gia hiệu quả vào quá trình hạn chế sự tác động của kim loại nặng, giúp phục hồi lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
3. Chỉ định và chống chỉ định bổ sung Selenium
3.1. Chỉ định
Thuốc Selenium chủ yếu chỉ định cho người có nguy cơ bị thiếu hụt Selenium. Chẳng hạn như bệnh nhân cần được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần, người bị thiếu hụt Selenium nhưng không thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
3.2. Chống chỉ định
Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Selenium đều không nên sử dụng loại thuốc này. Trước khi bổ sung loại khoáng chất này, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, không tự tiêm, truyền tại nhà.
4. Liều dùng & cách dùng Selenium
4.1. Liều dùng
4.1.1. Liều lượng áp dụng cho người trưởng thành
Người trưởng thành được xác định bị thiếu hụt Selenium có thể bổ sung theo đường truyền tĩnh mạch với liều lượng tương đương 60 đến 100 microgam. Liều lượng bổ sung tối đa không quá 400 microgam.
Selenium có thể bổ sung theo đường tiêm, truyền
Thời gian điều trị kết hợp bổ sung Selenium có thể kéo dài từ 24 đến 30 ngày. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi biểu hiện của cơ thể và thông báo kịp thời khi nhận thấy phản ứng phụ.
4.1.2. Liều dùng áp dụng cho trẻ nhỏ
Liều lượng bổ sung Selenium cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh được tính toán dựa trên khối lượng cơ thể của từng trẻ. Trong đó, liều dùng tối đa không quá 30 microgam.
Lưu ý: Các thông tin về liều dùng Selenium được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc bổ sung loại khoáng chất này cần thực hiện tại cơ sở y tế, có nhân viên y tế giám sát và theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Cách dùng
Selenium ở dạng dung dịch tiêm, truyền được sử dụng qua đường tiêm, truyền dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
5. Tác dụng phụ của Selenium
Selenium đôi khi sẽ khiến cơ thể xuất hiện một số phản ứng phụ. Cụ thể, người dùng có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ như:
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Hơi thở xuất hiện mùi hôi.
- Tóc dễ bị gãy rụng.
- Mồ hôi bốc mùi khác thường.
- Da bị mẩn ngứa khó chịu.
- Buồn nôn.
- Cơ thể hay trong trạng thái mệt mỏi dẫn tới tình trạng kiệt sức.
Tóc dễ bị gãy rụng - một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bổ sung Selenium
Nếu nhận thấy cơ chế xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào, bạn đều phải thông báo ngay cái bác sĩ điều trị biết. Đặc biệt là khi tác dụng phụ không thuyên giảm và ngày một nghiêm trọng, bạn cần kịp thời tìm đến cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, can thiệp xử lý.
6. Lưu ý khi bổ sung Selenium
6.1. Tương tác của thuốc
Cho đến nay, chưa ghi nhận trường hợp Selenium tương tác với thuốc khác. Nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ mọi loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi được kê đơn bổ sung Selenium.
6.2. Xử lý khi dùng quá liều
Bổ sung Selenium quá liều lượng dễ khiến tác dụng phụ gia tăng, thậm chí khiến cơ thể ngộ độc. Trong một số trường hợp, người bệnh cần phải cấp cứu, ngăn chặn tình trạng ngộ độc lan rộng.
Bạn phải trao đổi với bác sĩ nếu có ý định bổ sung Selenium
Biến chứng nguy hiểm mọi người có thể gặp phải khi bổ sung Selenium không đúng cách là trụy mạch toàn phần, mạch máu bị tắc nghẽn, chảy máu diện rộng, tổn thương niêm mạc dạ dày, hôn mê.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể phải thẩm phân máu. Điều nguy hiểm ở đây là cho đến nay người ta chưa tìm ra phương pháp giải độc thực sự hiệu quả cho người bị ngộ độc Selenium mãn tính. Chính vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi bổ sung Selenium.
6.3. Một vài lưu ý khác
Sau đây là những lưu ý quan trọng, bạn cần ghi nhớ trước khi bổ sung khoáng chất Selenium:
- Không sử dụng Selenium chưa pha loãng theo tỉ lệ thích hợp để tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi. Bởi nếu thực hiện tiêm không đúng cách, người bệnh có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch.
- Không tự ý tiêm, truyền Selenium tại nhà. Bạn cần đi kiểm tra sức khỏe, bổ sung Selenium theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải thận trọng khi bổ sung khoáng chất Selenium.
Mặc dù là loại khoáng chất cần thiết nhưng việc bổ sung Selenium phải thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, có nhân viên y tế giám sát. Nói chung nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị thiếu hụt dinh dưỡng, khoáng chất, bạn tốt nhất nên đi khám sức khỏe để được bác sĩ hướng dẫn bổ sung dưỡng chất hợp lý. Một địa chỉ y tế bạn có thể tin tưởng lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!