Tin tức

Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không và mức độ nguy hiểm

Ngày 11/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị suy nhược thần kinh. Tuy rằng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh lý này dễ để lại nhiều hậu quả, kiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Vậy, suy nhược thần kinh có tự khỏi được hay không? MEDLATEC sẽ cùng quý bạn đọc giải đáp vấn đề này trong bài chia sẻ sau đây.

1. Thế nào là suy nhược thần kinh? 

Suy nhược thần kinh là hệ quả của tình trạng căng thẳng thần kinh thường xuyên, kéo dài dưới áp lực của công việc, lo âu suy nghĩ. Khi đó, chức năng tại vỏ não có xu hướng bị rối loạn. Kéo theo đó, hoạt động nghỉ ngơi cùng quá trình phục hồi cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Suy nhược thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Suy nhược thần kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Việc tiếp xúc với những thiết bị như máy tính, smartphone quá nhiều,... khiến con người trong xã hội hiện đại hiện nay ngày càng dễ bị suy nhược thần kinh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy số lượng nữ giới bị suy nhược thần kinh thường lớn hơn nam giới. Cụ thể hơn, theo các thống kê khảo sát hàng năm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, phụ nữ thường bị căng thẳng nhiều hơn nam giới. 

Khi mới chỉ suy nhược ở mức độ nhẹ, mọi người thường chỉ cảm thấy đau đầu, khó ngủ, stress,... không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Vậy nhưng, chính sự chủ quan này lại khiến nhiều người không kịp thời thay đổi lối sống, làm tình trạng suy nhược thần kinh ngày càng nghiêm trọng. 

2. Triệu chứng ở người bị suy nhược thần kinh

Nếu chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, tâm sinh lý, bạn không quá khó để nhận biết bản thân có đang bị suy nhược thần kinh hay không. Dưới đây là một số nhóm triệu chứng phổ biến: 

  • Tâm trạng thay đổi bất thường: Dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị suy nhược thần kinh là tâm trạng không ổn định, hay thay đổi một cách khó đoán. Theo đó, đối tượng này thường dễ nổi nóng, bực tức nhưng cũng dễ ăn năn hối lỗi, hay bị xúc động. Trong nhiều trường hợp, người bị suy nhược thần kinh còn rơi vào trạng thái trầm cảm
  • Cô lập bản thân với thế giới xung quanh: Phần lớn người rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh đều tìm cách cô lập bản thân, hạn chế tiếp xúc với thế giới xung quanh. Đặc biệt là khi phải chịu áp lực, họ lại càng có xu hướng cô lập bản thân, tự đối mặt với rắc rối, ngại chia sẻ với người khác. 
  • Rối loạn cảm giác: Tình trạng này được biểu hiện thông qua một vài triệu chứng như buồn rầu, chán chường, chóng mặt, tê mỏi,... Các dấu hiệu này xuất hiện theo sự biến đổi của tâm trạng. 
  • Giấc ngủ bị rối loạn: Một trong những triệu chứng đặc trưng ở người bị suy nhược thần kinh là mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ngủ ít, đôi khi cũng có thể ngủ nhiều hơn bình thường. 
  • Lo âu thái quá: Người suy nhược thần kinh thường lo âu một cách thái quá, gây ra cảm xúc tiêu cực. Chỉ một vấn đề nhỏ nhưng nhóm người này lại dễ làm nghiêm trọng hóa. 
  • Nhịp tim tăng: Người bị suy nhược thần kinh hay cảm thấy căng thẳng thái quá. Đây là nguyên nhân khiến nhịp tim tăng. Kèm theo đó là những dấu hiệu như bị nghẹn, co thắt ngực. 
  • Một số triệu chứng khác: Chẳng hạn như nhức mỏi cổ, đau tại vùng thắt lưng, chân tay run, chóng mặt, cơ thể cảm thấy lạnh hoặc nóng thất thường, có cảm giác như kim châm hoặc như có con gì đó bò ngoài da,... 

Người bị suy giảm thần kinh thường tìm cách cô lập bản thân với thế giới xung quanh

Người bị suy giảm thần kinh thường tìm cách cô lập bản thân với thế giới xung quanh

3. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh

Tình trạng suy nhược thần kinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương tâm lý sẽ tác động mạnh đến người bệnh. Những tổn thương này thường diễn ra một cách liên tiếp, để lại ảnh hưởng lâu dài. 

Bên cạnh đó, stress quá mức cũng dễ tác động đến hệ thần kinh, gây tình trạng suy nhược. Trong phần lớn trường hợp, suy nhược thần kinh đều đến từ yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, khi cơ thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, tình trạng suy nhược thần kinh sẽ có điều kiện hình thành. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, người có hệ thần kinh yếu, cuộc sống gặp phải nhiều áp lực, làm việc trí óc thường xuyên, hay tiếp xúc với tiếng ồn, mắc bệnh mạn tính, mất ngủ dài ngày,... cũng là đối tượng dễ bị suy nhược thần kinh. 

Stress kéo dài dễ dẫn đến suy nhược thần kinh

Stress kéo dài dễ dẫn đến suy nhược thần kinh 

4. Mức độ nguy hiểm của tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh không phải bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Thế nhưng, tình trạng bệnh lý này lại gây ra nhiều rối loạn, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời, tinh thần và thể chất của người bệnh sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. 

Trong đó, suy nhược thần kinh được chứng minh là có liên hệ với chứng trầm cảm. Người bị trầm cảm cũng biểu hiện những triệu chứng như chán chường, rầu rĩ, chán ăn, mất ngủ, không còn cảm ứng với công việc và cuộc sống, luôn bị mặc cảm, tự ti. 

Mặt khác, trầm cảm được cho là có mối liên hệ với chứng rối loạn nhận thức, suy giảm trí nhớ, dễ bị kích thích. Theo thời gian, chứng trầm cảm sẽ ngày càng nghiêm trọng. Thực tế từng có không ít trường hợp người bị trầm cảm tìm cách tự kết liễu bản thân. 

Như vậy, mọi người tuyệt đối không nên xem thường tình trạng suy nhược thần kinh. Vì nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh dễ chuyển sang trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. 

Suy nhược thần kinh dễ dẫn đến trầm cảm khiến người bệnh tự làm hại bản thân

Suy nhược thần kinh dễ dẫn đến trầm cảm khiến người bệnh tự làm hại bản thân 

5. Suy nhược thần kinh có tự khỏi được không? 

Lời giải đáp cho thắc mắc "suy nhược thần kinh có tự khỏi được không" là có. Thế nhưng, điều này đòi hỏi sự kiên trì của mọi người trong việc duy trì thói quen lành mạnh, tránh xa tác nhân xấu, dùng thuốc theo chỉ định nếu cần thiết. 

Trường hợp cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, stress,... bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thần kinh, gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn hướng xử lý can thiệp hồi. Để giúp suy nhược thần kinh nhanh chóng biến mất, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng nhọc, học cách suy nghĩ theo hướng tích cực. 

Đồng thời, bạn hãy cố gắng loại bỏ thói quen xấu, thay vào đó là áp dụng lối sống lành mạnh bắt đầu bằng việc thực hiện những thói quen như: 

  • Không sử dụng thuốc lá theo bất kỳ hình thức nào. 
  • Việc duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày, mỗi ngày tập khoảng 30 phút những bài tập đơn giản như chạy bộ, đạp xe. 
  • Tập Yoga hay thiền để học cách tập trung, tránh ảnh hưởng của stress. 
  • Nên chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè thay vì tự tìm cách giải mọi vấn đề một mình. 
  • Cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, không nên gánh sức làm việc nếu cơ thể không cho phép. 
  • Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng/ngày, không nên thức khuya
  • Ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. 
  • Tập uống nhiều nước mỗi ngày. 

Suy nhược thần kinh có tự khỏi được hay không còn tùy thuộc vào sự kiên trì của người bệnh

Suy nhược thần kinh có tự khỏi được hay không còn tùy thuộc vào sự kiên trì của người bệnh

Có lẽ sau những chia sẻ trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi suy nhược thần kinh có tự khỏi hay không. Bệnh lý này có thể tự khỏi nếu người bệnh kiên trì thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định nếu cần thiết. Để chủ động phát hiện và can thiệp kịp thời, bạn nên đi khám tại các địa chỉ uy tín như chuyên khoa Tâm thần thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC nếu nhận thấy cơ thể biểu hiện dấu hiệu khác thường. Nếu cần đặt lịch khám hoặc yêu cầu tư vấn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ