Tin tức

Thế nào là bướu giáp đa nhân và hướng điều trị hiệu quả

Ngày 12/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Bướu giáp đa nhân không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm nhưng bệnh nhân vẫn cần được theo dõi và tái khám định kỳ. Để chủ động phát hiện, can thiệp điều trị trong trường hợp cần thiết, mọi người nên khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sát sự thay đổi bất thường của cơ thể.

1. Thế nào là bướu giáp đa nhân? 

Tuyến giáp ở cơ thể người đảm nhiệm chức năng tổng hợp hormone, duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Khi kích thước của tuyến giáp tăng một phần hoặc tăng toàn bộ, người ta thường gọi tình trạng này là bướu giáp

Bướu giáp đa nhân là hiện tượng bướu xuất hiện nhiều nhân

Bướu giáp đa nhân là hiện tượng bướu xuất hiện nhiều nhân

Bướu giáp đa nhân là hiện tượng bướu xuất hiện nhiều nhân. Trong đó, những nhân lớn được quan sát bằng mắt thường hoặc phát hiện thông qua siêu âm. Bướu giáp đa nhân có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, nhưng tỷ lệ mắc ở nữ giới có xu hướng cao hơn, tập trung ở đối tượng trên 50 tuổi. 

Người bị bướu giáp đa nhân cần khám định kỳ để đánh giá xem đó là bướu lành tính hay ác tính. Bởi tình trạng này có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bướu giáp đa nhân không phải lúc nào cũng được xác định rõ. Trong đó, viêm bướu giáp Hashimoto có thể liên quan đến sự hình thành của các nhân giáp lớn (theo Healthline).

Thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bướu giáp đa nhân

Thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bướu giáp đa nhân

Ngoài ra, sự thiếu hụt i-ốt, giới tính, di truyền từ gia đình,... cũng là những yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bướu giáp đa nhân. Từng nhân bướu giáp lại phát triển theo tốc độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của những yếu tố như chế độ ăn uống, gene. Sự phát triển của chúng kéo dài trong nhiều năm. Chính vì thế, phần lớn mọi người đều phát hiện bệnh lý ở tuổi trung niên. 

2.2. Triệu chứng

Trong hầu hết trường hợp, người bị bướu giáp đa nhân không biểu hiện triệu chứng. Phần lớn mọi người có thể sẽ sờ thấy, hoặc phát hiện thông qua thăm khám định kỳ. Nếu bướu đa nhân đã hình thành như một khối u tại khu vực trước cổ, bạn không khó để quan sát thấy, kèm theo đó là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc suy giáp trong một vài trường hợp. 

Khi bướu giáp lớn dần, gây chèn ép, người bệnh hay bị khó thở hoặc khó nuốt

Khi bướu giáp lớn dần, gây chèn ép, người bệnh hay bị khó thở hoặc khó nuốt 

Khi tuyến giáp hoạt động một cách quá mức, triệu chứng thường gặp lúc này là cân nặng giảm, tay bị run, tim đập nhanh, giấc ngủ bị rối loạn, hay lo âu,... Còn nếu bị suy giáp thì những triệu chứng xuất hiện có thể là tăng cân, làn da bị khô, táo bón, hay bị chuột rút. 

Nếu bướu giáp cùng hệ thống nhân ngày càng lớn, chúng sẽ bắt đầu chèn ép gây khó thở, khó nuốt, giọng nói khàn. Tình trạng đau ít khi xuất hiện ở người bị bướu giáp đa nhân. 

3. Phương pháp chẩn đoán bướu giáp đa nhân

Bên cạnh kiểm tra lâm sàng, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác như: 

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra định lượng một số hormone tuyến giáp như TSH, FT3 và FT4. Thông qua sự thay đổi của những chỉ số này, bác sĩ sẽ phần nào giá được khả năng hoạt động của tuyến giáp, chỉ định thêm xét nghiệm hình ảnh khác nếu cần thiết. 
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chẳng hạn như siêu âm vùng cổ, chụp CT,... các phương pháp chẩn đoán này cho phép bác sĩ xác định kích thước, số lượng nhân, hình dạng bất thường cùng nhiều thông tin hữu ích khác. 
  • Chọc tế bào nhân tuyến giáp: Thông qua phân tích mẫu tế bào lấy từ tuyến giáp, bác sĩ có thể chẩn đoán xem bệnh nhân có đang bị ung thư hay không. Kết quả sau phân tích sẽ rơi vào một trong 4 trường hợp sau: 

- Không đủ cơ sở chẩn đoán: Lượng tế bào không đủ để phục vụ xác định chẩn đoán. Khi đó, bệnh nhân cần tiếp tục chọc tế bào lần 2.

- Kết quả lành tính: Phần lớn người bị bướu đa nhân đều ở thể lành tính. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi, tái khám sau khoảng 6 tháng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật nếu nhân ngày càng lớn, ảnh hưởng đến những cơ quan khác. 

- Kết quả ác tính: Bệnh nhân đã bị ung thư tuyến giáp. Khi đó, người bệnh cần được cắt bỏ tuyến giáp và thực hiện những phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ. 

- Không thể xác định: Có thể là dạng tổn thương liên quan đến nang, tế bào Hurthle, khối u không thực sự điển hình,... khó xác định chính xác tế bào có phải ung thư hay không. 

  • Sinh thiết tuyến giáp: Trong những người hợp nghi ngờ cao nhưng kết quả chọc tế bào chưa xác định được, bạn có thể sẽ được chỉ định làm sinh thiết để chẩn đoán xem có bị ung thư tuyến giáp hay không.

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra định lượng một số hormone tuyến giáp

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra định lượng một số hormone tuyến giáp

4. Hướng điều trị cho người bị bướu giáp đa nhân

Phần lớn trường hợp bị u tuyến giáp đều ở thể lành tính, chưa cần phải dùng thuốc hay can thiệp, phẫu thuật gì. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng diễn biến, phát hiện kịp thời bất thường để điều trị sớm. Nếu như bướu giáp kích thước lớn có nguy cơ gây chèn ép nên các hệ cơ quan như thanh quản, thực quản hay khí quản dẫn đến tình trạng khó nuốt hoặc có thể, bệnh nhân cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Những phương pháp điều trị phổ biến cho người bị bướu giáp đa nhân là dùng thuốc kháng giáp tổng hợp, i-ốt phóng xạ, phẫu thuật. Cách thức điều trị cụ thể phụ thuộc theo diễn biến bệnh lý ở từng bệnh nhân. Trong đó: 

  • Dùng thuốc kháng giáp: Trong một số trường hợp bệnh nhân bị bướu nhân độc tuyến giáp (nhân tăng tiết tuyến giáp), bệnh nhân có thể uống thuốc kháng giáp tổng hợp để làm giảm cường giáp, sau đó cân nhắc phẫu thuật. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh dễ phải đối mặt với một vài tác dụng như gan bị nhiễm độc, lượng bạch cầu hạt giảm, viêm mạch. 
  • I-ốt phóng xạ: Phương pháp điều trị phổ biến chỉ định cho người bị ung thư tuyến giáp, hỗ trợ thu nhỏ tuyến giáp. Sau điều trị, tuyến giáp có thể bị suy giảm khả năng tổng hợp hormone, cần dùng thuốc hormone tuyến giáp thay thế. 
  • Phẫu thuật: Phụ thuộc theo kích thước, số lượng nhân giáp, nhân giáp độc hay không,... bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Trường hợp tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn, bệnh nhân phải phụ thuộc vào hormone thay thế cả đời. 

Một vài trường hợp, người bị bướu đa nhân cần dùng thuốc kháng giáp

Một vài trường hợp, người bị bướu đa nhân cần dùng thuốc kháng giáp 

Để chủ động phát hiện và kịp thời điều trị bướu giáp đa nhân, bạn nên chú ý khám sức khỏe định kỳ tại những địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần chủ động đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ