Tin tức

Thuốc trị viêm họng gồm những loại nào và cách dùng ra sao?

Ngày 02/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đối với những người bị viêm họng nhẹ thì có thể chỉ cần áp dụng biện pháp dân gian cũng giúp kiểm soát được các biểu hiện khó chịu. Tuy nhiên nếu viêm họng tiến triển nặng thì cần phải dùng đến các thuốc trị viêm họng mới đem lại công dụng hiệu quả. Có rất nhiều loại thuốc trị viêm họng và mỗi loại sẽ có những công dụng và đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị viêm họng này.

1. Các thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm họng

1.1. Nhóm thuốc trị viêm họng Beta-lactam

Penicillin:

Penicillin có tác dụng khám virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn và tiêu diệt ký sinh trùng. Thuốc thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn khoang miệng, viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm khuẩn mô mềm và da, viêm phổi nhẹ do Pneumococcus, phòng ngừa nguy cơ tái phát thấp khớp,... Cần lưu ý về liều lượng và thời gian sử dụng Penicillin do thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, thiếu máu, sốt, giảm tiểu cầu, sốc phản vệ.

Cephalexin:

Đây là một loại thuốc trị viêm họng phổ biến, giúp ức chế phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra, giảm ho, giảm đau họng. Trong quá trình sử dụng Cephalexin bệnh nhân cũng cần cảnh giác trước các tác dụng không mong muốn do thuốc như cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nổi mề đay và giảm bạch cầu trung tính.

Có nhiều loại thuốc trị viêm họng khác nhau được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh

Có nhiều loại thuốc trị viêm họng khác nhau được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh

Ceftriaxone:

Ceftriaxone có tác dụng giảm thiểu triệu chứng đau rát họng, giảm ngứa và viêm nhiễm vùng họng, đồng thời giúp cải thiện tình trạng ho một cách hiệu quả. Thuốc không thích hợp để dùng cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hay các thành phần khác của thuốc. Ngoài ra trẻ sinh non, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị suy gan thận cũng không được dùng thuốc này.

Amoxicillin:

Thuốc kháng sinh này thường được bác sĩ chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn do viêm họng, viêm màng não, sốt thương hàn, viêm amidan,... Tương tự như các thuốc kháng sinh khác, nguy cơ tác dụng phụ do dùng Amoxicillin là điều không tránh khỏi. Bệnh nhân cần lưu ý đối với các phản ứng trong quá trình dùng thuốc như viêm gan, vàng da ứ mật, tiêu chảy, viêm kết mạc hay nổi mề đay,...

1.2. Nhóm thuốc Macrolid chữa viêm họng

Clarithromycin:

Thuộc nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm họng, thuốc Clarithromycin cũng có tác dụng điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn do viêm xoang, viêm họng, nhiễm khuẩn bội nhiễm và viêm phổi cộng đồng,... Bên cạnh những công dụng này, thuốc cũng tồn tại một số nhược điểm như có thể gây rối loạn chức năng gan, nhức đầu, viêm lưỡi, nhiệt miệng, rối loạn vị giác,... nên người dùng cần cẩn thận.

Erythromycin;

Công dụng của loại thuốc này đó là trị chứng viêm họng, các loại nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn da, đường hô hấp, hệ tiết niệu - sinh dục, mụn trứng cá), các dạng mủ viêm,... 

Thuốc được khuyến cáo là không dành cho bệnh nhân bị mẫn cảm với nhóm thuốc Macrolid, rối loạn porphyrin, người bị viêm gan, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Bởi vì thuốc có thể gây ngứa da, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, vàng da, vàng gan và rối loạn nhịp tim,...

Azithromycin:

Thuốc Azithromycin được dùng trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm nấm Chlamydia trachomatis, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường sinh dục (không qua bệnh lậu). Một số phản ứng phụ cần lưu ý trong khi dùng Azithromycin bao gồm: chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

2. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol:

Bên cạnh công dụng điều trị viêm họng, Paracetamol còn được dùng để điều trị các cơn đau cơ, đau khớp, đau đầu, đau lưng, đau răng, giảm đau do viêm khớp nhẹ và điều trị cảm sốt. 

Aspirin:

Cũng giống như Paracetamol, Aspirin phát huy công hiệu trong trường hợp cần giảm đau, hạ sốt và kháng viêm. Thuốc giúp khắc phục các cơn đau mức độ từ nhẹ tới trung bình, bao gồm cả chứng đau họng, đau đầu, đau cơ, sốt,... do viêm họng gây ra. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng Aspirin kéo dài với liều dùng lớn có thể gây khó thở, đau dạ dày, phát ban, sưng mặt, môi, họng, lưỡi, đau đầu và buồn ngủ,...

Khi dùng thuốc trị viêm họng bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng

Khi dùng thuốc trị viêm họng bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng

3. Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid

Trường hợp bị viêm họng nặng thì các loại thuốc kháng viêm Corticosteroid sẽ là lựa chọn hợp lý:

Dexamethasone:

Tác dụng của thuốc là giúp xoa dịu phản ứng dị ứng, triệu chứng sưng tấy vùng họng bị viêm và làm giảm phản ứng thái quá của cơ thể trước tác nhân gây hại. Thuốc dành cho người mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, dị ứng, bệnh đường ruột, rối loạn chức năng máu, rối loạn hệ miễn dịch,... Mặt trái của việc dùng Dexamethasone đó là có khả năng gây ra tình trạng khó thở, sưng phù, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn, tăng cân nhanh và nổi mụn,...

Prednisolone:

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm họng, viêm khớp, rối loạn máu, bệnh nhân gặp vấn đề về đại tràng, hô hấp, nổi mẩn đỏ, dị ứng,... Nếu lạm dụng Prednisolone ở liều cao có thể gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, ợ nóng, đau ngực, dễ chảy máu và tăng đường huyết,...

Betamethason:

Thuốc này là một dạng Corticosteroid tổng hợp có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và dị ứng, dùng trong điều trị viêm họng nặng, mạn tính, bệnh nội tiết, bệnh về hô hấp và cơ xương, rối loạn chất tạo keo,... Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với corticoid hay đang bị nhiễm nấm toàn thân. Nếu dùng thuốc quá thời gian cho phép có thể gây chướng bụng, mất ngủ, suy yếu cơ, viêm loét thực quản, thay đổi tâm sinh lý,...

4. Thuốc trị viêm họng nhóm NSAID

Ibuprofen:

Loại thuốc này thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân đang bị viêm họng kèm theo triệu chứng đau nhức và sốt nhẹ. Tuyệt đối không được dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai ở những tháng cuối và người lớn tuổi. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn bao gồm ngứa da, phát ban, ù tai, nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt và căng thẳng,...

Diclofenac:

Công dụng của thuốc là cải thiện triệu chứng sưng viêm, giảm đau do viêm họng. Một số tác dụng phụ người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình dùng thuốc: ù tai, mờ mắt, đau đầu, phát ban, ngứa ngoài da, rối loạn tiêu hóa (ợ chua, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,...).

5. Thuốc long đờm và thuốc súc họng

Để cổ họng được thông thoáng và giảm thiểu triệu chứng sưng viêm, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có chức năng long đờm và súc họng, cụ thể: 

  • Thuốc long đờm: Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein,... giúp làm loãng đờm nhớt, dễ dàng tống bớt đờm ra ngoài;
  • Thuốc súc họng: là các thuốc có chứa acid boric, NaCl, xylitol giúp làm sạch đường thở, thông thoáng cổ họng để loại trừ các tác nhân gây bệnh.

Thuốc súc họng giúp cổ họng được thông thoáng và giảm thiểu triệu chứng sưng viêm

Thuốc súc họng giúp cổ họng được thông thoáng và giảm thiểu triệu chứng sưng viêm

Hy vọng rằng với những gợi ý về các thuốc trị viêm họng trên đây đã giúp cung cấp cho bạn thêm các kiến thức hữu ích. Trước khi dùng các thuốc trị viêm họng người bệnh nên đi khám để được hiểu rõ nguyên nhân, tình trạng và mức độ bệnh mà mình đang gặp phải để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Tuyệt đối không được mua các loại thuốc kháng sinh, corticosteroid về sử dụng mà không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa vì nguy cơ biến chứng do tác dụng phụ của thuốc là rất cao. Ngoài ra trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong điều trị. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay với tổng đài của MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.