Tin tức

Thường xuyên thức khuya có hại gì cho sức khỏe?

Ngày 01/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sau một ngày dài tham gia các hoạt động học tập, làm việc,... thì đêm đến là lúc cơ thể của mỗi người cần được nghỉ ngơi để phục hồi và cân bằng trở lại. Nếu điều này không được diễn ra đều đặn, đúng giờ thì sẽ gây nên không ít nguy hại cho sức khỏe. Vậy cụ thể, thức khuya có hại gì? Những ảnh hưởng của việc thức khuya được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn thấy được mối nguy hại đó.

1. Giấc ngủ và mối liên hệ với đồng hồ sinh học của cơ thể

Mỗi cá thể người đều có đồng hồ sinh học, đây chính là thời gian biểu chính xác nhất để cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vào các khoảng thời gian khác nhau, cơ thể sẽ đảm nhận những nhiệm vụ không giống nhau, cụ thể là:

Đồng hồ sinh học các hoạt động của cơ thể

Đồng hồ sinh học các hoạt động của cơ thể

- 21 - 23 giờ: hệ miễn dịch hoạt động, cơ thể cần được thư giãn.

- 23 - 5 giờ: phổi, gan, mật thực hiện hoạt động thải độc, tủy tạo máu, cần có giấc ngủ say.

- 5 - 9 giờ: ruột non hấp thu dinh dưỡng, ruột già thải độc nên cần có bữa sáng để bổ sung dinh dưỡng và thải cặn bã sót lại bên trong cơ thể.

Theo đồng hồ sinh học này thì cơ thể cần có một giấc ngủ đủ và đúng giờ để đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động cần thiết. Trẻ em cần ngủ 10 - 12 giờ/ngày, thanh thiếu niên cần ngủ 7 - 9 giờ/ ngày và người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 giờ/ngày để đạt được các lợi ích cho sức khỏe.

2. Thường xuyên thức khuya có hại gì cho sức khỏe?

2.1. Trí nhớ suy giảm, hệ thần kinh bị ảnh hưởng

So với người bình thường thì những người hay thức khuya có tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần vì khi ngủ là thời điểm não bộ được nghỉ ngơi, được ghi nhớ lại mọi hoạt động diễn ra ban ngày. Thường xuyên ngủ muộn sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi từ đó trí nhớ bị giảm sút. Đây chính là điều đầu tiên không thể bỏ qua khi liệt kê thức khuya có hại gì.

Mặt khác, não bộ còn là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin nên sau một ngày dài nếu nó vẫn phải hoạt động thì sẽ bị căng thẳng quá độ từ đó giảm tập trung và cảm giác mệt mỏi tăng lên. Người hay thức khuya còn bị thiếu ngủ nên khó tránh khỏi các cơn đau đầu dữ dội do căng thẳng.

Trí nhớ bị giảm sút là điều dễ hiểu nhất khi lý giải thức khuya có hại gì

Trí nhớ bị giảm sút là điều dễ hiểu nhất khi lý giải thức khuya có hại gì

2.2. Hệ miễn dịch giảm sút

Giấc ngủ là khi cơ thể sản xuất ra hormone cần để duy trì khả năng miễn dịch nên nếu thức khuya kéo dài thì cơ thể không thể làm được điều này, dần dần, sức đề kháng sẽ giảm sút. Mặt khác, thức khuya còn khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng và mệt mỏi, điều này kết hợp với giảm sức khỏe miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, cảm cúm,...

2.3. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu về giấc ngủ được thực hiện tại Bệnh viện Brigham & Women (Boston) đã chỉ ra, người thường xuyên thức khuya tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 39% so với người ngủ đủ giấc. Mặt khác, mỗi lần thay đổi thói quen ngủ thì tỉ lệ mắc bệnh tim lại tăng lên 11%.

2.4. Suy kiệt chức năng gan

Thời điểm 23 - 1 giờ sáng là lúc gan đảm nhận chức năng thải độc để loại bỏ các chất thừa ra khỏi cơ thể đồng thời sử dụng triệt để chất dinh dưỡng từ thực phẩm được nạp trong ngày để cải thiện trao đổi chất. Chỉ khi có giấc ngủ say thì nhiệm vụ của gan mới phát huy tối đa công dụng. Như vậy, trong trường hợp này thức khuya có hại gì? Nó sẽ khiến cho gan không có cơ hội đào thải độc tố nên chất độc sẽ lưu lại trong máu, dần dần làm tổn thương gan và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.

2.5. Nguy cơ bị tiểu đường

Người ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp đôi những người ngủ đủ giấc. Điều này là do thức khuya gây rối loạn đồng hồ sinh học với nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức nên kết quả là glucose bị mất cân bằng.

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ để giảm thiểu nguy hại từ việc thức khuya 

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ để giảm thiểu nguy hại từ việc thức khuya 

2.6. Dạ dày và hệ tiêu hóa bị tổn thương

Căng thẳng đầu óc do thức khuya là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Thêm vào đó, khi ngủ là lúc tế bào niêm mạc dạ dày được phục hồi, tự tái tạo, nên thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi nên suy yếu dần. Thức khuya còn làm tiết nhiều dịch dạ dày hơn nên càng dễ bị viêm loét dạ dày. Đối với những người đã mắc bệnh dạ dày từ trước thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng.

2.7. Sức khỏe thị lực bị đe dọa

Thức khuya thường kèm theo hoạt động giải trí, làm việc, học tập,... khiến cho mắt không được nghỉ ngơi nên bị mệt mỏi, quá tải. Dần dần mắt sẽ mắc các tật khúc xạ, thị lực giảm sút,... Không những thế, thức khuya còn khiến mắt không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết nên sinh ra tình trạng sưng mắt, bọng mắt,...

Rất nhiều người thức khuya đi kèm hoạt động nhìn màn hình thiết bị điện tử. Nếu như vậy, thức khuya có hại gì? Đó là nó khiến mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình các loại thiết bị này nên tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc dễ bị làm hại và kết quả là mắt dần dần mờ và yếu đi.

2.8. Da lão hóa và hư tổn

Ban đêm không chỉ là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi mà còn là lúc da được tái tạo nên thức khuya sẽ khiến cho điều này không diễn ra. Kết quả là da trở nên khô ráp vì độ ẩm mất cân bằng. Theo thời gian, da bị lão hóa và hư tổn. Thức khuya còn dễ làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, cortisol tiết ra nhiều hơn, da dễ bị nhờn bí, lỗ chân lông bị tắc nên dễ mọc mụn.

Những chia sẻ này chắc hẳn đã khiến bạn thấy rõ được thức khuya có hại gì để biết được tầm quan trọng của giấc ngủ đêm. Nếu bạn vẫn đang là “cú đêm” hãy dừng lại, sắp xếp lại kế hoạch hàng ngày của mình sao cho khoa học để bắt đầu giấc ngủ đêm sớm nhất có thể và tạo cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ. Có như vậy thì sức khỏe của bạn mới được đảm bảo, bạn mới tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ