Tin tức

Tiểu đường sau sinh có nguy hiểm không? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ

Ngày 23/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thị Ly
Sau sinh nở, ngoài những khó khăn trong chăm sóc con nhỏ, nhiều mẹ bỉm hiện nay còn phải đối mặt với tình trạng tiểu đường sau sinh có thể xuất hiện tự nhiên nhưng thường hay gặp ở những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ. Nó dễ làm tăng huyết áp, mỡ máu và nguy cơ bệnh tim mạch, ngoài ra còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng ngừa đái tháo đường sau sinh.

1. Tiểu đường sau sinh là gì? 

Tiểu đường sau sinh hay còn được gọi là đái tháo đường hậu sản, là tình trạng tăng nhanh quá mức lượng đường trong máu (cao hơn so với mức bình thường 3,9 – 5,6 mmol/l), thường gặp ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ khi mang bầu. 

Thông thường, với phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ, chỉ số đường huyết sẽ trở lại bình thường sau 6 - 12 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này mà đường huyết vẫn cao, mẹ có thể đã mắc tiểu đường type 2 hoặc rơi vào tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Nếu tiểu đường thai kỳ là do thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai, thì đái tháo đường sau sinh lại hoàn toàn khác. Nó là sự kéo dài bất thường của tình trạng đó (đái tháo đường thai kỳ) và có thể trở thành bệnh lý mạn tính nếu không được kiểm soát tốt. 

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường sau khi sinh bao gồm: 

  • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Giảm cân không rõ lý do. 
  • Các triệu chứng khác: vết thương, vết trầy xước lâu lành, dễ bị viêm nhiễm, thị lực mờ dần.

Tiểu đường sau sinh là tình trạng tăng nhanh quá mức lượng đường trong máuTiểu đường sau sinh là tình trạng tăng nhanh quá mức lượng đường trong máu

2. Nguyên nhân tiểu đường sau sinh 

đái tháo đường sau sinh thường gặp ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những người không có tiền sử trước đó. Nó hình thành do nhiều yếu tố khác nhau, tác động đến khả năng chuyển hoá và điều tiết đường huyết sau sinh con. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái tháo đường sau sinh: 

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị tiểu đường, nguy cơ mẹ bị đái tháo đường sau sinh sẽ cao hơn so với người bình thường. 
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái tháo đường sau sinh. Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của insulin - hoocmon điều hòa đường huyết. Sau sinh 6 - 12 tuần, dù đã kết thúc thời kỳ mang thai, nhưng tình trạng kháng insulin vẫn tiếp tục diễn ra, khiến đường huyết tăng cao và không quay về mức bình thường. Từ đó gây nên tình trạng đái tháo đường sau sinh. 
  • Thừa cân, béo phì: Tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai và không giảm được sau kết thúc thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân hình thành đái tháo đường sau sinh. Mỡ thừa trong cơ thể gây cản trở hoạt động của insulin, khiến glucose không được đưa vào tế bào để sử dụng. Từ đó tích tụ đường trong máu, hình thành tình trạng đái tháo đường sau sinh. 
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sau sinh, nhiều mẹ bỉm có thói quen ăn uống không hợp lý như ăn nhiều tinh bột, ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ ngọt,... Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường sau sinh. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố sau sinh làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong máu, dẫn đến đường huyết không ổn định. 

Thừa cân béo phì là nguyên nhân gây tiểu đường sau sinhThừa cân béo phì là nguyên nhân gây tiểu đường sau sinh

3. Tiểu đường sau sinh có nguy hiểm không? 

Tiểu đường sau sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu không được điều trị kịp thời, người mẹ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Dưới đây là thông tin chi tiết: 

  • Nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2: Đái tháo đường sau sinh nếu không được kiểm soát tốt, có thể tiến triển thành tiểu đường type 2. Khi ấy, người mẹ cần điều trị suốt đời và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. 
  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ: Đái tháo đường sau sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ như: dễ bị tăng huyết áp, mỡ máu, tim mạch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mệt mỏi kéo dài, giảm sức đề kháng,...
  • Ảnh hưởng đến việc chăm sóc con: Mẹ bị đái tháo đường sau sinh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc con. Đường huyết tăng cao và không được kiểm soát tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, đặc biệt là nếu phải dùng thuốc. 
  • Biến chứng nguy hiểm: Nếu không được điều trị kịp thời, đái tháo đường sau sinh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: tổn thương võng mạc, thận, hệ thần kinh, biến chứng tim mạch,...

4. Phòng ngừa đái tháo đường sau sinh 

Đái tháo đường sau sinh có thể phòng ngừa bằng một số cách sau: 

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, đạm nạc và hạn chế tinh bột đơn như cơm trắng, bánh mì, bánh ngọt,.. sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường sau sinh. Ngoài ra, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa/ngày để tránh làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Uống đủ nước (1,5 - 2 lít nước/ngày), ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường (táo, ổi, bưởi,...),...
  • Vận động hợp lý: Các mẹ nên tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao thể lực và hỗ trợ làm giảm nồng độ đường huyết trong máu. Có thể bắt đầu với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,... 
  • Kiểm soát cân nặng: Nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp. Nếu mẹ thừa cân, nên giảm cân từ từ, trung bình 0,5 - 1kg/tháng. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý tránh ăn kiêng quá mức vì dễ làm mất sữa hoặc gây thiếu chất.
  • Duy trì tinh thần thoải mái: Mẹ cần ngủ đủ giấc 6 - 8 tiếng mỗi ngày, tránh căng thẳng quá mức vì dễ hình thành trầm cảm sau sinh. 

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa đái tháo đường sau sinhChế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa đái tháo đường sau sinh

Như vậy, bài viết trên đây đã trình bày rõ nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa tiểu đường sau sinh. Để làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường sau sinh nở, các mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, kiểm soát cân nặng và duy trì tinh thần thoải mái. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường sau sinh, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ