Tin tức

Tim đập nhanh khi ngủ là vì sao?

Ngày 30/09/2023
ThomNT
Tim đập nhanh khi ngủ là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố khác. Dưới đây là 12 nguyên nhân bao gồm bệnh lý và không phải bệnh lý dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh hơn bình thường mỗi khi ngủ.

1. Nguyên nhân tim đập nhanh khi ngủ

Tim đập nhanh khi ngủ là tình trạng tim đập mạnh, nhanh và khi nằm sẽ có cảm giác đánh trống lồng ngực. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào mỗi khi ngủ nhưng thường cảm nhận rõ hơn về ban đêm do không gian yên tĩnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh khi ngủ có thể kể đến là:

Nguyên nhân không phải bệnh lý

7 yếu tố làm ảnh hưởng đến nhịp tim khi ngủ không phải do bệnh lý mà bạn cần lưu ý là:

       Tâm lý: Nếu bạn gặp tình trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi,… tim sẽ đập nhanh hơn bình thường khi ngủ.

       Hoạt động mạnh: Những người lao động nặng, hoạt động thể chất mạnh và quá nhiều thì tim sẽ đập nhanh, mạnh khi ngủ.

       Chất kích thích: Những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, nước tăng lực,… đều là tác nhân khiến tim đập nhanh kể cả lúc thức và ngủ.

       Dinh dưỡng: Việc bạn ăn đêm hoặc chế độ ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo sẽ khiến tim hoạt động mạnh và đập nhanh hơn khi ngủ.

       Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây rối loạn làm tăng nhịp tim như thuốc tuyến giáp, hen suyễn, điều trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi,…

       Chứng ngưng thở khi ngủ: Một số người có biểu hiện ngưng thở đột ngột khi ngủ hoặc thường xuyên bị bóng đè sẽ khiến nồng độ oxy giảm, tim đập nhanh và mạnh. 

       Thay đổi hormone: Các chị em khi nội tiết tố nữ thay đổi ở giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú, kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh,… cũng có thể xuất hiện tình trạng tăng nhịp tim khi ngủ.

 Tim đập nhanh lúc ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tim đập nhanh lúc ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân do bệnh lý

Nếu bạn xuất hiện tình trạng tim đập nhanh thì có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 trong 5 trường hợp sau:

       Rối loạn thần kinh thực vật: Khi các dây thần kinh bị tổn thương, một số chức năng như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa, hô hấp,… có thể bị tác động. Vì vậy, người bệnh thường có biểu hiện tim đập nhanh, đánh trống lồng ngực khi ngủ.

       Hạ huyết áp: Khi huyết áp tụt, máu, oxy và các chất dinh dưỡng không kịp vận chuyển đến các cơ quan. Khi đó, tim sẽ phải hoạt động tích cực để bơm máu cho cơ thể nên xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh khi ngủ.

       Cường giáp: Những bệnh nhân bị cường giáp thường có các biểu hiện tim đập nhanh, không đều, cảm giác hồi hộp, đánh trống lồng ngực, khó thở, giảm cân đột ngột, tiết nhiều mồ hôi,…

       Trào ngược dạ dày - thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng đánh trống lồng ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, đặc biệt là lúc ngủ đầu kê thấp.

       Bệnh tim mạch: Một trong những bệnh lý không thể bỏ quan khi tim đập nhanh lúc ngủ là các vấn đề liên quan đến tim mạch. Rối loạn nhịp tim có thể do rung nhĩ, hở van tim, thiếu máu cơ tim, tràn dịch màng tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành,…           

 Tăng nhịp tim bất thường khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý

Tăng nhịp tim bất thường khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý

2. Làm thế nào để kiểm soát tình trạng tim đập nhanh khi ngủ?

Một số trường hợp tim đập nhanh khi ngủ có thể kiểm soát được nhưng nếu thấy biểu hiện nghiêm trọng thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Khi nào thì tim đập nhanh cần được cấp cứu?

Những trường hợp tim đập nhanh khi ngủ bất thường và đi kèm với các triệu chứng sau thì cần phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu:

       Đau tức ngực dữ dội.

       Hô hấp trở nên khó khăn hoặc mất dần ý thức.

       Chóng mặt, xây xẩm.

       Tiết nhiều mồ hôi, buồn nôn, nôn ói.

Khi đó, bệnh nhân cần được can thiệp các biện pháp y tế để tránh tình trạng nặng hơn gây nguy hiểm tính mạng.

 Nếu bệnh nhân tăng nhịp tim đi kèm mất ý thức thì cần được cấp cứu ngay lập tức

Nếu bệnh nhân tăng nhịp tim đi kèm mất ý thức thì cần được cấp cứu ngay lập tức

Làm gì để kiểm soát tình trạng tim đập nhanh khi ngủ?

Để kiểm soát tình trạng tim đập nhanh, mạnh mỗi khi ngủ kể cả ban ngày và đêm, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

       Thay đổi tư thế ngủ: Thay đổi tư thế bạn đang nằm hoặc ngồi dậy, đứng hoặc đi lại một lúc để giảm áp lực lên tim.

       Hít thở: Hít thở sâu, nhẹ nhàng để điều chỉnh cảm xúc, giảm hồi hộp và cân bằng lại nhịp tim.

       Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày cũng là cách giúp tim hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng rối loạn khi ngủ.

       Không ăn trước khi ngủ: Không ăn quá no, thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt trước khi đi ngủ.

       Tránh stress: Giải tỏa căng thẳng, không làm việc quá sức, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, thường xuyên thư giãn bằng cách phương pháp thiền, yoga hoặc tập luyện đều đặn để giảm bớt căng thẳng.

       Kiểm soát trọng lượng: Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì thì cần áp dụng các biện pháp kiểm soát cân nặng về mức lý tưởng để tránh các vấn đề sức khỏe.

       Không sử dụng các chất kích thích, không sử dụng thuốc lá, rượu bia, hạn chế uống cafe để giảm thiểu tác động đối với tim cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

       Kiểm soát thuốc: Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có xuất hiện tác dụng phụ gây rối loạn nhịp tim thì cần phải trao đổi với bác sĩ để thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

       Kiểm tra sức khỏe: Theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm tra các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh lý tim mạch nhằm phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời.

 Lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị tình trạng tăng nhịp tim khi ngủ

Lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị tình trạng tăng nhịp tim khi ngủ

Nếu bạn có triệu chứng tim đập nhanh khi ngủ hoặc các biểu hiện bất thường khác thì có thể đến Khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn hướng khắc phục hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến MEDLATEC theo hotline: 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ