Tin tức
Toan chuyển hóa: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh
- 02/03/2022 | Tất tần tất những vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid
- 05/06/2023 | Rối loạn chuyển hóa Porphyria và những điều cần lưu ý
- 31/05/2022 | Rối loạn chuyển hóa tinh bột có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị ra sao?
1. Toan chuyển hóa gây ra những triệu chứng gì?
Nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách, toan chuyển hóa có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nội môi khác và bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Về mặt lâm sàng, những triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu, có diễn biến âm thầm, có thể kể đến như:
Người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực
- Một số triệu chứng về tim mạch: Người bệnh hay bị đau thắt ngực, có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, giãn động mạch, cơ tim co bóp kém,...
- Một số triệu chứng về hệ thần kinh: Người bệnh thường xuyên có biểu hiện đau đầu, thậm chí với trường hợp bệnh nặng là biểu hiện hôn mê, li bì,…
- Bệnh toan chuyển hóa khi bước vào giai đoạn muộn có thể gây ảnh hưởng đến việc gắn oxy vào Hb và giảm 2,3 DPG.
- Ảnh hưởng đến chuyển hóa, chẳng hạn như các protein bị phá hủy, xảy ra tình trạng kháng insulin, cơ thể tăng bài tiết Catecholamin, PTH và Aldosterone, xảy ra tình trạng mất chất khoáng ở xương, tăng nguy cơ canxi máu, kali và axit uric máu,…
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với một số biểu hiện như nôn nhiều và giảm hấp thu ở ruột.
Bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều
Khi thực hiện các phương pháp cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ thấy rõ được một số chỉ số quan trọng và đưa ra chẩn đoán bệnh hiệu quả:
+ Nồng độ H+ cao hơn và HCO3- thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn.
+ Độ pH trong máu giảm.
+ Cl- máu, Cl- nước tiểu.
2. Nguyên nhân gây toan chuyển hóa
- Nhiễm toan không tăng khoảng trống Anion:
+ Với những trường hợp lượng Kali máu cao hay ở mức bình thường, nguyên nhân gây bệnh có thể là do giảm tiết Aldosteron, tình trạng nhiễm toan ống thận loại tiêm truyền tĩnh mạch, người bệnh mắc suy thận ở mức trung bình (mức lọc cầu thận hơn 20ml/phút), đưa HCl vào, giảm CO2.
Toan chuyển hóa có thể do sử dụng thuốc
+ Với những trường hợp lượng Kali trong máu thấp:
-
Người bệnh có thể bị toan chuyển hóa do mất Bicarbonat, thường gặp ở các trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, niệu quản phân nhánh hoặc có lỗ dò mật, tụy.
-
Do người bệnh sử dụng các loại thuốc ức chế Carbonic Anhydrase.
-
Do mắc phải bệnh ống thận xa và gần.
-
Do ống thận giảm bài tiết axit.
- Nhiễm toan có tăng khoảng trống anion. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:
+ Tăng đường huyết.
+ Người bệnh bị nhiễm toan lactic: Tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề nhue viêm tụy cấp, sốc, ngộ độc gan hoặc tình trạng suy gan cấp,…
+ Các trường hợp bị ngộ độc với một số loại thuốc như Methyl Salicylat, Paraldehyde, Ethylene glycol.
+ Toan hóa ống thận.
3. Điều trị toan chuyển hóa bằng phương pháp nào?
Về nguyên tắc, việc điều trị toan chuyển hóa cần được thực hiện tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó cần lưu ý về thời gian xảy ra những rối loạn thăng bằng kiềm toan. Chẳng hạn, những trường hợp nhiễm toan trong thời gian ngắn, các biện pháp bù trừ tối đa bằng hô hấp được đánh giá là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm toan mạn tính (nhất là ở những trường hợp suy thận) thì cần áp dụng những phương pháp điều trị với mục đích khôi phục sự chênh lệch các ion mạnh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:
- Sử dụng Natri Bicarbonat:
Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Với những trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần cho người bệnh uống Natri Bicarbonat 1g có 12 mmol Natri Bicarbonate.
Nếu Độ pH thấp hơn 7,20, người bệnh cần bù Bicarbonate qua đường tĩnh mạch và lượng Bicarbonate cần bù sẽ dựa theo công thức đã được quy định sẵn.
Nếu bệnh nhân không xảy ra tình trạng suy tim nghiêm trọng, nửa số thiếu hụt tính được có thể bù trong khoảng từ 3 đến 4 giờ. Một số loại dung dịch Natri Bicarbonat được dùng là 1,4%, 4,2% và 8,4%.
Với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm toan ceton thì không nên bù bằng Bicacbonat. Cách điều trị tốt nhất là truyền dịch nhanh để giúp cơ thể đào thải lượng Axit Beta Hydroxybutyric, đồng thời cần dùng Insulin đúng liều lượng và đúng thời điểm.
- Dùng THAM
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị toan chuyển hóa, nhưng lại chống chỉ định với Natri Bicarbonat và có xảy ra tình trạng tăng Natri máu thì có thể dùng THAM. Đây là một chất nhận ion H +. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, gây ra tình trạng hạ đường huyết và có thể hoại tử gan nặng.
Người bệnh có thể được chỉ định lọc máu cấp cứu nếu cần thiết
- Phương pháp điều trị nhiễm toan chuyển hóa lọc máu ngoài thận: Thường được áp dụng đối với những trường hợp suy thận, có dị hóa mạnh khiến cho nồng độ ure, creatinin hoặc kali trong máu tăng nhanh, cơ thể không đào thải được các gốc Axit, người bệnh đáp ứng kém với thuốc điều trị, đồng thời có những biểu hiện rất nghiêm trọng về tim mạch.
Lọc máu cấp cứu liên tục là phương pháp có thể giúp bảo vệ tính mạng người bệnh. Đây là kỹ thuật phức tạp cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Khi thực hiện phương pháp này, máu sẽ được lọc ngoài cơ thể và lấy ra những chất sinh toan, các gốc axit mà thận không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng toan chuyển hóa. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần được điều trị cấp cứu để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Mọi thắc mắc về sức khỏe và nhu cầu được đặt lịch thăm khám bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!