Tin tức
Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch phải làm sao?
- 20/05/2022 | Hướng dẫn chăm sóc trẻ rụng rốn bị chảy dịch mủ
- 29/02/2024 | Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: có cách nào giúp trẻ bớt khó chịu?
- 31/12/2023 | Chia sẻ cách nuôi trẻ sơ sinh giúp các cặp vợ chồng trẻ
- 31/08/2023 | Trẻ sơ sinh đầu dài là do đâu, có phải là tình trạng bất thường không
- 01/10/2023 | Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách giải quyết
- 22/09/2024 | Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Khi nào là dấu hiệu bất thường?
1. Khi nào
thì trẻ sơ sinh rụng rốn?
Dây rốn có nhiệm vụ chuyển máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai của mẹ bầu đến dạ dày của thai nhi qua tĩnh mạch và vận chuyển chất thải từ thai nhi đến nhau thai của mẹ bầu qua 2 động mạch. Sau khi trẻ được sinh ra thì dây rốn được cắt bỏ, chỉ còn một đoạn dây khoảng 2 - 3 cm trên rốn và sau đó, quá trình rụng rốn sẽ diễn ra.
Trước khi tìm hiểu cách xử trí trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch thì bạn cần nắm bắt được thời điểm rụng rốn ở trẻ sơ sinh. Theo đó, trẻ sẽ rụng rốn khi được 10 - 14 ngày tuổi. Trường hợp lâu nhất là 3 tuần, tùy vào cơ địa của trẻ cũng như cách chăm sóc của mẹ.
Sau sinh từ 10 - 14 ngày (hoặc có thể lâu hơn), trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn
2. Tại sao trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch có thể là do mẹ không biết cách chăm sóc, vệ sinh, tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ rụng rốn kèm theo chảy dịch vàng và có mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị nhiễm khuẩn rốn.
Một số tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn rốn như:
● Hoại tử rốn: Ngoài các dấu hiệu như nhiễm khuẩn rốn nói trên thì trẻ còn có các biểu hiện khác như rốn có mùi hôi, sưng đỏ hoặc bầm tím. Song song với chảy dịch có thể là hiện tượng chảy máu.
● Viêm rốn: Trẻ sau khi rụng rốn thì rốn chảy dịch vàng và bị phù nề. Tình trạng viêm khiến trẻ bị sốt, khó chịu và quấy khóc.
● Viêm mạch máu rốn: Trong các trường hợp trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch thì đây là trường hợp nguy hiểm nhất, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm viêm mạch máu.
Trường hợp rốn của trẻ sau khi rụng có biểu hiện chảy dịch mủ, kèm theo đó là sưng đỏ. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như: nhiễm khuẩn huyết hoặc uốn ván, nghiệm trọng có thể gây tử vong, hoặc để lại di chứng nặng nề.
Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch do cách chăm sóc hoặc do bệnh lý
3. Làm gì khi khi trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch?
Nếu thấy trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch không quá nghiêm trọng thì ba mẹ không cần lo lắng, chỉ cần theo dõi sát sao tình trạng rốn và chăm sóc rốn thật cẩn thận. Nhưng như thế nào là không nghiêm trọng?
● Rốn chảy dịch nhưng dịch không có màu bất thường (vàng hoặc xanh), cũng không hôi thối.
● Xung quanh chân rốn không bị sưng đỏ, bầm tím hay phù nề.
● Trẻ không bị sốt, vẫn “ăn ngon ngủ kỹ” và vui chơi bình thường.
Lúc này, mẹ hãy chăm sóc rốn cho trẻ như bình thường và lưu ý, không đắp hay thoa bất cứ thứ gì lên rốn, cũng không nên dùng tay để cạy vảy hay da xung quanh rốn. Đồng thời, khi băng rốn thì không nên băng quá chặt để tránh vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Khi tắm cho trẻ thì không nên chà rửa rốn quá mạnh, sau khi tắm xong thì dùng khăn mềm và sạch lau thật khô phần rốn.
Tuy nhiên, trong các trường hợp trẻ rụng rốn và có các biểu hiện sau thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
● Rốn chảy dịch mủ màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi khó chịu.
● Xung quanh chân rốn có hiện tượng sưng đỏ, bầm tím hoặc phù nề.
● Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí là khóc thét khi mẹ chạm vào phần rốn.
● Trẻ bị sốt, bỏ ăn và không chịu ngủ.
Lúc này, có thể trẻ đã mắc các bệnh lý nói trên, ba mẹ không nên trì hoãn việc đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Không nên chủ quan khi rốn trẻ bị chảy dịch mủ kèm theo sốt, quấy khóc, khó chịu
4. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ rụng rốn
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch thì trong quá trình chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn sau.
● Rửa tay sạch sẽ, thậm chí là sát trùng cẩn thận trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ nói chung và vệ sinh cá nhân cho trẻ nói riêng.
● Vệ sinh rốn bằng cách dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau sạch rốn, sau đó dùng bông mềm để thấm khô, giúp rốn được khô ráo, sạch sẽ.
● Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể thấm tăm bông vào cồn I ốt hay cồn y tế 70 độ để vệ sinh phần đáy rốn. Thực hiện 2 lần/ ngày đến khi thấy sẹo ở rốn lành hoàn toàn.
● Tất cả các thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều sức để tránh làm trẻ khó chịu cũng như gây tổn thương rốn và vùng rốn.
● Tuyệt đối không để rốn của trẻ trong tình trạng ẩm ướt để tránh nguy cơ viêm nhiễm, chảy dịch, chảy máu.
● Nếu cho trẻ mặc bỉm thì không để bỉm che kín phần rốn cũng như không để mép bỉm cọ sát vào rốn gây tổn thương, trầy xước và nhiễm trùng.
● Tương tự, nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát cho trẻ, cố gắng để cho rốn được thông thoáng và tiếp xúc với không khí nhiều nhất.
● Luôn kiểm tra tình trạng rốn của trẻ để xem có bất thường (chảy dịch, rỉ máu, sưng đau, mùi hôi) hay không.
Theo dõi rốn của trẻ để phát hiện những bất thường và nhanh chóng đi khám
Trong trường hợp rốn trẻ có những bất thường này kèm theo sốt và quấy khóc thì ba mẹ cần đưa bé đi khám. Bởi bất kỳ sự bất thường nào đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng cần được phát hiện, thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch cần làm gì và chăm sóc như thế nào sau khi trẻ rụng rốn. Hy vọng bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích để hành trình nuôi con trở nên dễ dàng hơn.
Mọi nhu cầu thăm khám sức khỏe cho bé yêu của mình, quý khách có thể lựa chọn Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để không phải mất công chờ đợi, quý khách hãy đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!