Tin tức

Trị trào ngược dạ dày thực quản có đơn giản không và có những cách điều trị nào?

Ngày 12/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong số những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp hiện nay. Bệnh lý có thể làm xuất hiện những triệu chứng gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt hàng ngày, kết hợp cùng phác đồ của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản là một dạng bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Người bị trào ngược sẽ có hiện tượng acid từ dạ dày đi ngược lên thực quản và khiến cho lớp niêm mạc bị kích thích. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xuất phát từ nhiều nguyên nhân 

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến gồm: 

  • Do sự giảm trương lực liên tục hoặc tạm thời của cơ thắt tâm vị. 
  • Do nhu động thực quản không đủ mạnh để có thể đẩy được những chất trào ngược từ dạ dày đi xuống dưới. 
  • Tác dụng phụ hậu phẫu thực quản. 
  • Do bị thoát vị hoành. 
  • Do sự gia tăng của acid dạ dày, quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm, bị tồn đọng thức ăn,...
  • Do stress, lo lắng kéo dài. 
  • Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc điều trị.
  • Do thói quen uống rượu bia và đồ uống có gas quá thường xuyên.
  • Do thói quen hút thuốc lá.
  • Do thừa cân và béo phì.
  • Do sự thay đổi từ bên trong đối với mẹ bầu.
  • Do các yếu tố di truyền khác,...

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Bị đau tức thượng vị, có thể nhận thấy khó chịu ở phía sau xương ức nên thường dễ nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Những trường hợp bị trào ngược ở mức độ nặng với tần suất thường xuyên hơn có thể khiến lớp niêm mạc thực quản bị phù nề và loét. 
  • Bị khó nuốt, vướng hoặc có cảm giác như bị nghẹn lại ở cổ. 
  • Bị đau họng, ho kéo dài và bị khàn tiếng. Nguyên nhân là do cổ họng và dây thanh quản phải tiếp xúc với acid dạ dày thường xuyên khiến các bộ phận này bị viêm phù nề gây nên tình trạng viêm và ho. 
  • Ngoài ra, vì lượng acid bị dư thừa từ thực quản trào ngược lên, khoang miệng của người bệnh sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn. Thêm vào đó, khi quá trình trào ngược diễn ra, một lượng dịch mật có thể đi vào dạ dày và bị đẩy ngược lên trên khiến người bệnh cảm thấy bị đắng ở khoang miệng.

Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn thường xuyên

Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn thường xuyên

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý

Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản, trước hết bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, để chẩn đoán bệnh lý lâm sàng, một số phương pháp có thể được áp dụng như:

  • Nội soi: Đánh giá được tình trạng của niêm mạc thực quản cùng nhiều biến chứng khác đối với những người bị trào ngược. 
  • Chụp X-quang vùng dạ dày thực quản có áp dụng cản quang nhằm phát hiện được các tổn thương có hiện diện như viêm loét hay ung thư,...
  • Đo áp lực nhu động thực quản kết hợp đo nồng độ pH trong vòng 24 giờ đồng hồ (thường được thực hiện với những trường hợp chẩn đoán khó, không đáp ứng điều trị). 
  • Sinh thiết (trong một số trường hợp cần thiết),...

Nhiều phương pháp chẩn đoán lâm sàng được áp dụng khi thăm khám

Nhiều phương pháp chẩn đoán lâm sàng được áp dụng khi thăm khám 

4. Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản 

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản được hiệu quả, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp thêm thói quen sống lành mạnh cùng một chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Theo đó, phương thức được điều trị thường được áp dụng gồm có:

4.1. Sử dụng thuốc

Để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Thời gian sử dụng thuốc để điều trị thường kéo dài khoảng 4 - 12 tuần tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Tốt nhân nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 30 phút. 
  • Nhóm thuốc alginate: Alginate là một hoạt chất có tác dụng tạo nên lớp bảo vệ trung tính để ngăn chặn quá trình trào ngược của dạ dày. Bạn nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng 1 đến 3 giờ đồng hồ. 
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2: nên sử dụng trước bữa ăn khoảng từ 15 đến 30 phút. 
  • Nhóm thuốc có tác dụng trên những chức năng vận động của thực quản: Có thể kết hợp với các loại thuốc ức chế bơm proton để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Lưu ý: thông tin về thuốc được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh chỉ nên dùng sau khi đã thăm khám và được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn cụ thể. 

Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc

Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc

4.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc thì chữa trị ngoại khoa sẽ được chỉ định. Các phương pháp điều trị trào ngược ngoại khoa phổ biến ở thời điểm hiện tại gồm có:

  • Nội soi: Khâu cơ thắt ở bên dưới thực quản.
  • Phẫu thuật Nissen: Tạo hình thực quản.
  • Sử dụng những thiết bị từ tính y tế chuyên dụng để thắt cơ vòng của thực quản.

4.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Đầu tiên, bạn cần chọn những thực phẩm phù hợp để giảm hàm lượng acid bị dư thừa ở bên trong dạ dày. Người bệnh nên tạo thói quen chia nhỏ các bữa ăn và không nằm ngay sau khi vừa ăn xong. 

Hơn nữa, bạn cũng có thể kiểm soát cân nặng, giúp giảm những áp lực không cần thiết lên ống tiêu hóa và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Tập thói quen kê cao đầu khoảng 10 - 15cm khi đi ngủ hoặc tìm mua các loại gối có tác dụng chống trào ngược. 

Nằm kê cao đầu cũng giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Nằm kê cao đầu cũng giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài ra, một số lưu ý khác để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Không nên mặc quần áo bó sát, nên chọn những bộ áo quần thoải mái.
  • Không sử dụng thuốc lá.
  • Hạn chế căng thẳng, thức khuya,...

Trên đây là các thông tin về bệnh lý và các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản bạn đọc có thể tham khảo. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo số hotline 1900 56 56 56, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ