Tin tức
Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả? Nên thực hiện ở đâu?
- 01/03/2024 | Lao phổi - Tất tần tật những thông tin y khoa cần biết
- 01/12/2023 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không?
- 01/09/2023 | Giải đáp thắc mắc: bệnh lao phổi có đi làm được không?
1. Lao phổi nguy hiểm như thế
nào?
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra lao phổi. Căn bệnh này được đánh giá là nguy hiểm bởi những lý do sau đây:
Vi khuẩn gây bệnh lao phổi có thể lây truyền nhanh chóng
- Dễ lây lan trên diện rộng: Vi khuẩn lao xâm nhập qua đường hô hấp và có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh, dù chỉ mới tiếp xúc với người bệnh một lần hay nhiều lần. Một số trường hợp đã áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh nhưng vẫn có thể bị lây nhiễm.
- Gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không tuân thủ theo phác đồ điều trị. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp có thể kể đến như sau:
Lao phổi không điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm
+ Tràn dịch tràn khí màng phổi: Nếu tình trạng khí và dịch bị tràn ra quá nhiều sẽ khiến phổi chỉ còn một thể tích rất nhỏ, không thể đủ cung cấp khí, từ đó người bệnh sẽ bị ngạt thở và tử vong. Chính vì thế, trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời.
+ Xơ phổi: Vi khuẩn xâm nhập và phá hủy phổi nhanh chóng. Nó có thể gây tổn thương, xơ hóa toàn bộ một bên phổi, khiến phổi chỉ còn lại lá xơ. Do đó, phổi không còn chức năng trao đổi khí khiến bệnh nhân bị suy hô hấp và cuối cùng dẫn đến tử vong.
+ Ho và khạc ra máu: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi khi bệnh tiến triển lao gây ra những tổn thương mạch máu phế quản. Tùy thuộc vào những tổn thương trong phổi và mạch máu phế quản mà người bệnh có thể có triệu chứng ho ra máu ở những mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Nguy hiểm nhất là tình trạng ho ra máu sét đánh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
2. Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả?
Bệnh lao phổi gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau ngực và khó thở, giảm cân nhanh, sốt về chiều, hay bị đổ mồ hôi vào ban đêm,... Tuy nhiên, chỉ dựa vào triệu chứng thì không thể chẩn đoán chính xác bệnh lao phổi, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.
Cẩn trọng với biểu hiện ho nhiều, ho ra máu
Nhiều người thắc mắc: “Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả”. Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau và thời gian trả kết quả của từng loại xét nghiệm cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Soi đờm tìm AFB: Với phương pháp xét nghiệm này, mẫu đờm của bệnh nhân sẽ được chiếu trực tiếp dưới kính hiển vi để tìm kiếm vi khuẩn lao.
Người bệnh cần tạo ra cơn ho để lấy mẫu dịch đờm. Mẫu đờm cần lấy phải ở sâu bên trong cổ họng với đủ lượng cần thiết mới có thể mang lại kết quả chính xác. Lưu ý, đây là căn bệnh dễ lây nhiễm nên trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm cần phải cẩn trọng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Trường hợp bệnh nhi là đối tượng khó ho khạc để lấy đờm thì nên lấy dịch đờm hoặc dịch bên trong dạ dày.
Thông thường, xét nghiệm AFB thường cho kết quả sớm, sau khoảng 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân lấy được mẫu đờm. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy 2 lần trong một ngày, trong đó 1 lần vào buổi sáng sớm khi vừa thức giấc và lần 2 sẽ là sau khi thăm khám. Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm liên tục trong 3 ngày. Sau mỗi một ngày lấy mẫu thì kết quả xét nghiệm sẽ được trả cùng ngày.
- Phương pháp nuôi cấy đờm:
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao. Mẫu đờm hoặc dịch rửa phế quản hoặc các mẫu bệnh phẩm khác sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, nếu có vi khuẩn lao mọc thì có thể chẩn đoán xác định người bệnh mắc lao. Bác sĩ có thể chỉ định thêm việc làm kháng sinh đồ đối với mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lao mọc, từ đó xác định phác đồ điều trị lao phù hợp nhất.
Phương pháp này có tỷ lệ chính xác cao nhưng thời gian xét nghiệm sẽ khá lâu và cần được thực hiện trên hệ thống máy móc hiện đại bởi những bác sĩ có chuyên môn cao.
+ Nếu mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường đặc thì thời gian trả kết quả sẽ trong khoảng 3 đến 6 tuần. Nếu sau 2 tháng, xác định không có vi khuẩn lao thì mới có thể kết luận không mắc bệnh.
+ Nếu mẫu đờm được nuôi cấy trong môi trường lỏng thì thời gian trả kết quả có thể ngắn hơn, dao động trong khoảng từ 8 đến 15 ngày.
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
Đây là kỹ thuật xét nghiệm lao phổi rất hiện đại. Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả chính xác lên đến 90% và thời gian trả kết quả cũng nhanh chóng, có thể chỉ cần khoảng 6 tiếng.
3. Những lưu ý khi xét nghiệm lao
Để có được kết quả xét nghiệm lao phổi chính xác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên uống nhiều nước và có thể sử dụng thuốc long đờm vào ngày hôm trước để việc lấy mẫu đờm vào ngày hôm sau sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Nên đi khám sớm để được phát hiện lao phổi kịp thời
- Khi đi xét nghiệm, nên nhịn ăn, chỉ uống nước lọc. Lưu ý không được dùng bất cứ loại nước súc miệng, sát trùng nào để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Cần lấy đủ số lượng đờm, thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn của bác sĩ. Mẫu đờm phải có độ sánh đặc, được khác từ sâu bên trong phổi và dung tích mẫu đờm cần lấy là 2ml.
Như vậy, xét nghiệm lao phổi là rất cần thiết để phát hiện sớm bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, nếu có biểu hiện nghi ngờ thì cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt. Thời gian trả kết quả phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện một số lưu ý nêu trên để đảm bảo có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám và xét nghiệm lao phổi, quý khách vui lòng liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!