Tin tức

Tư vấn: Những trường hợp nào có thể tự chữa COVID-19 tại nhà?

Ngày 23/08/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp với những biến chủng nguy hiểm, gây áp lực rất lớn đối với ngành Y tế. Chính vì vậy, một số trường hợp bệnh nhân sẽ được cách ly và chữa COVID-19 tại nhà để ưu tiên cho những người bệnh nặng hơn. Ở bài viết sau, MEDLATEC sẽ hướng dẫn cách tự chăm sóc cho người bệnh COVID-19 ngay tại nhà.

1. Trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào có thể điều trị cách ly tại nhà?

Ở những vùng dịch như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… số người nhiễm COVID-19 lớn và gia tăng mỗi ngày đã gây áp lực không nhỏ cho các cơ sở y tế. Vì vậy việc cách ly và chữa COVID-19 tại nhà ở một số đối tượng đã được triển khai. Theo công văn số 5599/BYT-MT của Bộ Y tế, cụ thể các trường hợp là:

Trường hợp 1: Người bệnh đã nhập viện tại Trung tâm Y tế đến ngày thứ 10 và nhóm bệnh nhân cho kết quả dương tính ở cộng đồng nhưng không có các triệu chứng bệnh, cho kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần, nồng độ virus thấp thì có thể được cách ly và theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. 

Xét nghiệm RT-PCR để nhận biết sự có mặt của virus SARS-CoV-2

Xét nghiệm RT-PCR để nhận biết sự có mặt của virus SARS-CoV-2

Trường hợp 2: Đã được điều trị tại Trung tâm Y tế và được phép xuất viện, cách ly tại nhà. Tuy nhiên, trong thời gian đó bệnh nhân tái bệnh thì vẫn quan sát, áp dụng những biện pháp chữa COVID-19 tại nhà và liên lạc với Trung tâm Y tế khi cần thiết.

Cách tự chăm sóc sức khỏe khi nhiễm COVID-19 tại nhà 

  • Khẩu trang là (vật bất ly thân), luôn mang bên người và nên thay ít nhất là 2 lần trong 1 ngày. Ngoài ra, cần đảm bảo khử khuẩn khẩu trang trước khi bỏ chúng, đặc biệt không tái sử dụng lại.

  • Vệ sinh, sát khuẩn tay và những dụng cụ xung quanh trong nhà thường xuyên.

  • Sử dụng nhiệt kế ít nhất 2 lần trong 1 ngày và khi có các dấu hiệu sốt. Mỗi ngày hãy truy cập ứng dụng “Khai báo y tế” để cập nhật tình hình sức khỏe.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên các nhóm chất cần thiết, ăn nhiều trái cây và bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

  • Mỗi ngày dành thời gian khoảng 15 - 20 phút để vận động và tập thể dục.

  • Giữ tinh thần thoải mái, tích cực, không suy nghĩ những điều tiêu cực khiến tinh thần trở nên sa sút, tình hình bệnh tiến triển xấu hơn.

  • Người bệnh phải có số điện thoại liên lạc của Trung tâm Y tế địa phương và liên hệ kịp thời.

Tập thể dục để phòng ngừa và chữa COVID-19 tại nhà

Tập thể dục để phòng ngừa và điều trị COVID-19

Khi nào cần liên hệ Trung tâm Y tế?

Người bệnh cần liên hệ nhân viên y tế khi có các biểu hiện của dịch COVID-19 như sau: bệnh nhân sốt 38 độ C trở lên, mất vị giác, khó thở, đau ngực, ho, đau họng, tiêu chảy. Hoặc khi người bệnh điều trị tại nhà có những triệu chứng chuyển biến nặng gây ra tình trạng lừ đừ, tím tái môi, móng tay nhợt nhạt, khó thở. Khi đó, trong lúc chờ nhân viên y tế đến, hãy cho bệnh nhân hít thở sâu hoặc nằm sấp. 

2. Người chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại nhà cần lưu ý những điều sau

Khi chăm sóc một bệnh nhân đã nhiễm COVID-19, và đang trong giai đoạn chữa COVID-19 tại nhà bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn, gia đình và xã hội.

Chỉ tiếp xúc với bệnh nhân chẩn đoán nhiễm COVID-19 khi thật sự cần thiết

  • Không cần quá nhiều người chăm sóc bệnh nhân, chỉ một người là đủ. Và người chăm sóc phải khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, đặc biệt không có các bệnh nền.

  • Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng cá nhân: khăn tắm, thiết bị điện tử, đồ dùng với người bệnh.

  • Nếu dùng chung phòng tắm thì bệnh nhân cần phải đậy nắp bồn cầu khi xả nước. Nhưng tốt nhất bệnh nhân điều trị COVID nên được ở riêng 1 phòng khép kín có phòng vệ sinh, phòng tắm.

Vệ sinh và sát khuẩn môi trường xung quanh thường xuyên, sạch sẽ

  • Giặt riêng và sạch sẽ đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, chăn mền,… với nước nóng và bột giặt thông thường.

  • Mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cả ngôi nhà.

Người chăm sóc bệnh nhân mắc dịch COVID-19 cần tự bảo vệ mình

  • Sử dụng các dụng cu bảo vệ an toàn như khẩu trang, găng tay y tế, thiết bị bảo vệ mắt khi ở chung với người bệnh trong phạm vi 2m.

  • Khi cần phải chạm vào người bệnh hoặc các vật dụng trong phòng người bệnh thì phải mang bao tay sử dụng một lần và sau đó rửa tay.

  • Người chăm sóc hạn chế đưa tay vào mũi, miệng, mắt trong những lúc chưa rửa, sát khuẩn tay.

  • Sử dụng khăn giấy dùng một lần để lau tay, trong trường hợp không có, có thể dùng các loại khăn khác và thay khăn khi chúng ướt.

Người chăm sóc cần tự theo dõi tình trạng cơ thể chính mình

  • Luôn thực hiện đúng các biện pháp an toàn khuyến nghị, ngoài ra cần quan sát và lưu ý tình trạng sức khỏe của chính mình trong vòng 14 ngày sau khi đã chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân.

  • Trong trường hợp bạn có tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của bệnh nhân, hãy liên hệ ngay đến Trung tâm Y tế của địa phương.

  • Và nếu bạn nhận thấy được các biểu hiện, triệu chứng của dịch COVID-19, điều đầu tiên là tự cách ly và ngay sau đó liên hệ với Trung tâm Y tế địa phương sớm nhất để được hỗ trợ và hướng dẫn.

Khi những người thân trong gia đình mắc dịch COVID-19 và đang chữa COVID-19 tại nhà thì việc chăm sóc người bệnh là không tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy biết cách tự bảo vệ cho chính mình và các thành viên khác trong gia đình.

Các vật dụng không thể thiếu, cần thiết để chữa COVID-19 tại nhà

Để có thể tự cách ly và chữa trị bệnh COVID-19 tại nhà, cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau.

  • Khẩu trang y tế, dụng cụ bảo vệ mắt, bao tay và khăn giấy loại dùng 1 lần.

  • Thùng đựng rác phải có bao lót.

  • Nước sát khuẩn, rửa tay và nước khử trùng ngôi nhà.

  • Khăn lau.

  • Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể.

  • Chuẩn vị đầy đủ nước uống, thực phẩm (rau quả, trái cây, thịt, cá,...).

  • Sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của Sở Y tế khi điều trị Covid tại nhà như: thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt, các loại vitamin,... Khi cần tư vấn thêm về việc sử dụng thuốc, nên liên hiện với các nhân viên y tế đã được ghi chú trên các toa thuốc.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh

3. Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn COVID-19

Mỗi chúng ta đều biết được sự ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 đối với sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, mọi người cần thực hiện nghiêm các quy định giãn cách, cách ly xã hội và đặc biệt là biện pháp 5K. Thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng ngừa COVID-19 khi có thể.

  • Luôn mang khẩu trang.

  • Khử khuẩn, sát khuẩn nhà cửa và rửa tay thường xuyên.

  • Đảm bảo giữ khoảng cách với mọi người xung quanh.

  • Không tụ tập, đến những nơi đông người.

  • Khai báo y tế và tải BlueZone để cập nhật tình trạng cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tính năng Video Call trên ứng dụng MedOn do MEDLATEC cung cấp ngay trên điện thoại của mình. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể dễ dàng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp thắc mắc. Đặc biệt, ứng dụng mang lại những hiệu quả tối ưu trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, nhất là đối với những trường hợp là F0, F1, F2 chưa có triệu chứng. Sau khi đặt hỏi câu hỏi và nắm được tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn chi tiết những điều cần làm  tiếp theo.

MedON - ứng dụng y tế tiện ích mùa COVID-19

MedOn - ứng dụng y tế tiện ích mùa COVID-19

Ngoài ra hiện nay, tiêm vắc xin là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Vì vậy mọi người hãy chung ta, bảo vệ chính mình, gia đình, xã hội và nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.