Tin tức

Túi thừa đại tràng có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?

Ngày 17/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Tuy không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng túi thừa đại tràng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng túi thừa,... Bởi vậy, chúng ta cần nắm rõ thông tin về bệnh lý này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Thế nào là túi thừa đại tràng?

Đại tràng (hay ruột già) là bộ phận nằm ở phần cuối cùng của hệ tiêu hóa với chiều dài từ 1.5 - 1.8m. Chức năng của đại tràng là tái hấp thụ nước, vitamin và biến những gì còn lại của thức ăn thành phân và đẩy phân ra ngoài qua lỗ hậu môn.

Khi chúng ta ăn thiếu chất xơ, phân sẽ bị khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Vì thế đại tràng phải thực hiện co thắt nhiều hơn để gia tăng áp lực nhằm tống phân ra ngoài. Tình trạng này làm tăng áp lực đại tràng, lớp niêm mạc ở vách đại tràng có thể sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột. Từ đó hình thành lên các túi nhỏ gọi là túi thừa đại tràng với kích thước từ 1 - 2cm hoặc hơn.

Túi thừa đại tràng thường nhô lên quanh thành niêm mạc và xuất hiện ở nhiều vị trí của đại tràng, nhưng chủ yếu là ở đại tràng sigma.

Túi thừa đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí

Túi thừa đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí

2. Túi thừa đại tràng có nguy cơ biến chứng như thế nào?

Bình thường, túi thừa đại tràng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng tình trạng này vẫn có thể gây nên rất nhiều rủi ro cho sức khỏe:

3.1. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng có khả năng xảy ra cao. Ở trạng thái bình thường, người có túi thừa đại tràng sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi bị viêm, người bệnh sẽ có dấu hiệu sau đây:

  • Vùng bụng bên trái có dấu hiệu bị đau, kèm theo đó là cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
  • Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón. Đồng thời, thói quen đi đại tiện hàng ngày cũng bị thay đổi. 
  • Chảy máu trực tràng xuất hiện ở một số ít người. Biểu hiện là phân có kèm theo máu. 
  • Sốt cao, rét run
  • Cảm giác chán ăn và buồn nôn.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi. 

Nếu không được điều trị y tế có thể gây nên tình trạng áp xe ổ bụng nguy hiểm.

3.2. Xuất huyết

Khi tình trạng viêm bị nặng hơn thì sẽ khiến các mạch máu ở túi thừa bị vỡ. Biểu hiện là người bệnh bị đi ngoài ra máu.

3.2. Thủng túi thừa đại tràng

Thủng túi thừa là biến chứng hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây viêm nhiễm ổ bụng. Để điều trị biến chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng tiến hành phẫu thuật.

Túi thừa ở đại tràng có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm

Túi thừa ở đại tràng có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán tình trạng viêm túi thừa đại tràng, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều biện pháp như:

  • Tìm hiểu triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh,...
  • Chỉ định xét nghiệm máu: Nếu các chỉ số CRP, PCT, bạch cầu tăng thì đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
  • Nội soi đại tràng.
  • Một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, chụp CT-Scanner,... 

5. Điều trị viêm túi thừa đại tràng như thế nào?

Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo từng tình trạng bệnh cũng như thể trạng của người bệnh, cụ thể:

5.1. Tình trạng viêm nhẹ

Nếu túi thừa đại tràng bị viêm nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, Bên cạnh đó, người bệnh cần giảm lượng ăn xuống thậm chí nhịn ăn để giảm tải hoạt động cho đại tràng. Khi ăn lại, cần ăn thức ăn lỏng giàu chất xơ đến khi không còn bị đau.

5.2. Tình trạng viêm nặng hoặc thường xuyên tái phát

Trường hợp túi thừa đại tràng viêm nhiễm nặng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội trú để truyền kháng sinh và truyền nước.

Điều trị bằng kháng sinh sau 3 ngày mà tình trạng viêm không thuyên giảm, túi thừa có mủ, xuất hiện viêm phúc mạc thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt phần đại tràng có túi thừa bị viêm. 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Đi kèm với việc thay đổi chế độ ăn: ăn thức ăn lỏng và bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây.

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu tình trạng nặng

Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu tình trạng nặng

6. Giải pháp nào giúp phòng ngừa hình thành túi thừa đại tràng?

Hiện nay, có có biện pháp chính xác giúp phòng ngừa sự xuất hiện của túi đại tràng. Thế nhưng để hạn chế rủi ro, chúng ta cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm áp lực hoạt động cho đại tràng:

  • Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ: Bạn cần tăng cường ăn thêm rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Như vậy, hệ tiêu hóa và đại tràng hoạt động tốt hơn
  • Bổ sung dinh dưỡng toàn diện: Ngoài chất xơ, chúng ta cần bổ sung đầy đủ các chất khác như chất đạm, chất béo lành tính, protein.
  • Sử dụng thực phẩm tươi: Bạn nên dùng thực phẩm tươi thay vì các loại thức ăn chế biến sẵn. Cần chú ý đến nguồn gốc của thực phẩm để đảm bảo lựa chọn thực phẩm an toàn cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước: Điều này rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Song song với các giải pháp ở trên, bạn cũng cần thực hiện hiện lối sống lành mạnh như: Thường xuyên tập thể dục; không sử dụng rượu bia, thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần/năm.

Bổ sung chất xơ là yếu tố quan trọng để phòng túi thừa ở đại tràng

Bổ sung chất xơ là yếu tố quan trọng để phòng túi thừa ở đại tràng

Trên đây là những thông tin tổng quan về túi thừa đại tràng. Để giảm tối đa biến chứng, bạn cần đi khám ngay khi nhận thấy có dấu hiệu lạ ở hệ tiêu hóa hoặc nên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một cơ sở y tế uy tín bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch khám sớm và được tư vấn chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ