Tin tức
Ung thư dạ dày và 5 câu hỏi thường gặp
- 19/09/2024 | Tìm hiểu triệu chứng đau dạ dày do stress và cách cải thiện
- 12/10/2024 | ESD - Phương pháp hiện đại nhất thế giới về điều trị ung thư sớm dạ dày không cần phẫu thuật
- 14/10/2024 | Xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi và việc điều trị như thế nào?
1. Ung thư dạ dày là bệnh gì?
Số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày mỗi năm một tăng cao, tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam cũng tương đối cao trong những năm gần đây. Bệnh hình thành do các tế bào trong dạ dày phát triển và nhân lên một cách không thể kiểm soát, tạo thành các khối u ác tính.
Vi khuẩn HP Helicobacter pylori chính là yếu tố gây bệnh hàng đầu bên cạnh chế độ ăn, môi trường sống và hệ miễn dịch của bệnh nhân.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng
Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi các khối u đã di căn và xâm lấn sang các tổ chức, cơ quan khác. Lúc này việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
2. Nguyên nhân nào gây ung thư dạ dày?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư dạ dày như di truyền, môi trường sống, tổn thương trong dạ dày. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Một số tổn thương như viêm loét dạ dày không được điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm loét mãn tính, thay đổi dị sản của các tế bào từ nhẹ cho tới nặng. Lâu ngày, bệnh không thể kiểm soát được bằng thuốc sẽ tạo nên các biến đổi trong tế bào, gây nên ung thư.
- Vi khuẩn HP là nguyên nhân dây viêm loét niêm mạc dạ dày mạn tính, chính là tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh tiền ung thư.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều cá ướp muối, thịt nướng, đồ muối chua, lên men lâu ngày, thịt hun khói, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản.
- Áp lực công việc, thường xuyên phải thức khuya, không có thời gian luyện tập thể thao.
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày.
- Người thừa cân, béo phì, mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
- Yếu tố di truyền, đặc biệt là đột biến gen CDH1, một trong những gen ức chế tế bào dạ dày phát triển. Khi gen này hoạt động không bình thường, bị đột biến thì tế bào trong dạ dày nhân lên không kiểm soát, gây nên ung thư.
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chính là vi khuẩn HP
3. Triệu chứng của người mắc ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày giống với các dạng ung thư khác ở dấu hiệu nhận biết, khi mà bệnh nhân khó có thể phát hiện thông qua một số triệu chứng ban đầu. Chính vì khó nhận biết nên người bệnh khá chủ quan, chỉ sử dụng thuốc điều trị tại nhà mà không chủ động thăm khám tại bệnh viện. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh:
- Đau bụng là triệu chứng ban đầu phổ biến. Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn. Cơn đau kéo dài liên tục dù đã sử dụng thuốc.
- Ợ hơi sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, uống nước có gas. Ban đầu ợ hơi không xuất hiện nhiều, nhưng về sau bệnh trở nặng thì người mắc sẽ ợ hơi liên tục.
- Sút cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, không cảm giác đói.
- Nôn, thậm chí nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen do xuất huyết tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân thậm chí còn đi ngoài ra máu đỏ tươi.
- Khó nuốt khi khối u nằm ở gần tâm vị hoặc gần thực quản.
Những người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Nếu gia đình từng có người bị ung thư, đa polyp tuyến gia đình hoặc mắc các bệnh ác tính liên quan đến đường tiêu hóa, nguy cơ các thế hệ sau mắc bệnh cũng sẽ tăng lên.
4. Chẩn đoán ung thư dạ dày thế nào?
Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu như đau bụng, ợ hơi, sụt cân nhanh, đi ngoài phân đen để xác định bệnh nhân đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.
Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Siêu âm ổ bụng.
- Nội soi dạ dày ống mềm sinh thiết để xác định chính xác hình ảnh bên trong của dạ dày.
- Siêu âm nội soi dạ dày để xác định các khối u đã di căn chưa, có dấu hiệu xâm lấn các tổ chức khác hay không.
- Chụp cắt lớp vi tính để phát hiện các khối u đã di căn và đánh giá mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.
- Sử dụng CEA, CA 72-4 và CA 19-9 là các chất chỉ điểm khối u.
Bác sĩ có thể siêu âm ổ bụng hoặc nội soi dạ dày để xác định các tổn thương
5. Đâu là phương pháp điều trị ung thư dạ dày?
Tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích hay điều trị miễn dịch.
- Phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi, nhiều bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày.
- Hóa trị: dùng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa các tế bào này phát triển.
- Xạ trị: sử dụng sau khi đã phẫu thuật. Có thể kết hợp hóa xạ trị sau khi phẫu thuật cắt bỏ để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.
- Điều trị đích: sử dụng các kháng thể để chống lại các yếu tố phát triển biểu mô và mạch máu.
- Điều trị miễn dịch, giúp bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tế bào ung thư.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về ung thư dạ dày, đặc biệt là các triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh từ sớm. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh, bạn nên chủ động chăm sóc sức khỏe hàng ngày, có kế hoạch thăm khám và nội soi định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Phát hiện sớm ung thư chính là chìa khóa giúp bạn có thêm tiên lượng sống và giảm thiểu chi phí điều trị.
Hiện nay, MEDLATEC là bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh viện có dịch vụ tầm soát ung thư, giúp bệnh nhân phát hiện bệnh từ sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, MEDLATEC còn trang bị nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại, cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng. Vì vậy, nếu có nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc tầm soát ung thư, bạn có thể an tâm lựa chọn MEDLATEC.
MEDLATEC được đánh giá cao bởi hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại
Để được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám, tầm soát ung thư tại bệnh viện, quý khách vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!