Tin tức
Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không và một số lưu ý
- 01/10/2023 | Mẹ bầu nên sàng lọc dị tật thai nhi ở đâu?
- 01/10/2023 | Xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 12 ở đâu để đảm bảo an toàn, chính xác?
- 25/11/2024 | Tim bẩm sinh - Dị tật thai nhi cần được phát hiện và điều trị sớm
- 26/11/2024 | Sàng lọc dị tật thai nhi: Thời điểm nên thực hiện và các loại hình xét nghiệm phổ biến
1. Xét nghiệm ADN thai nhi gồm những gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không, các mẹ bầu cần hiểu rõ về những loại xét nghiệm này. Phương pháp xét nghiệm này bao gồm những loại sau:
- Xét nghiệm ADN trước sinh không xâm lấn:
Mẫu máu được lấy từ đường tĩnh mạch của mẹ bầu. Đối với xét nghiệm ADN xác định huyết thống, mẹ bầu có thể thực hiện sớm từ tuần thứ 7. Đối với xét nghiệm ADN sàng lọc trước sinh, có thể thực hiện từ tuần thai thứ 9.
Sau khi tách được ADN tự do của thai từ mẫu máu của người mẹ để phân tích, bác sĩ có thể dự đoán được nguy cơ dị tật thai nhi để can thiệp kịp thời và có thể xác định huyết thống cha con.
- Xét nghiệm ADN trước sinh có xâm lấn:
+ Chọc ối
Để có được mẫu nước ối phục vụ cho xét nghiệm, các bác sĩ bắt buộc phải áp dụng những kỹ thuật xâm lấn cần thiết.
Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng kim để đưa xuyên qua qua thành bụng của mẹ bầu. Kết hợp với sự hướng dẫn của máy siêu âm, bác sĩ sẽ hút khoảng 15-30ml nước ối. Sau đó, dùng mẫu nước ối này để phân tích xác định huyết thống và chẩn đoán dị tật thai nhi.
Nhiều phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi được sử dụng
Lượng nước ối được lấy đi sẽ nhanh chóng được thay thế bằng lượng nước ối mới do cơ thể mẹ bầu tạo ra. Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề thiếu nước ối cho thai nhi.
Tuy nhiên, đây là một loại xét nghiệm xâm lấn và nó vẫn có thể tồn tại nguy cơ rủi ro nhất định. Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi chọc ối là đau bụng nhẹ, nhiễm trùng, sảy thai. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các mẹ bầu cùng không nên quá lo lắng, những biến chứng do chọc ối cũng rất ít khi xảy ra.
+ Sinh thiết gai nhau: Được thực hiện từ tuần 12 đến 14
Bác sĩ sĩ sẽ lấy mô bánh nhau để phân tích xác định huyết thống cũng như sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi. Các bác sĩ cần thực hiện kỹ thuật xâm lấn là dùng kim chuyên dụng, ống chuyên dụng để thông qua đường âm đạo.
Vì là phương pháp có xâm lấn nên sinh thiết gai nhau luôn tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Trong đó, vấn đề mà các mẹ bầu dễ gặp phải đó là xuất huyết âm đạo nhẹ. Trong trường hợp xảy ra biến chứng, mẹ bầu cần được xử trí kịp thời để hạn chế khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sinh thiết gai nhau cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Chính vì lý do này, bác sĩ chỉ áp dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết. Đặc biệt đối với những mẹ bầu mang nhóm máu Rh là những đối tượng có nguy cơ sảy thai cao hơn so với các mẹ bầu khác, vì thế không nên chọc ối hay sinh thiết gai nhau trong những trường hợp này.
2. Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không?
Nhiều mẹ bầu phân vân khi thực hiện xét nghiệm này vì họ không rõ xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không. Rất nhiều yếu tố có thể tác động đến chất lượng mẫu xét nghiệm cũng như kết quả của mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, đây là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao.
Mỗi loại xét nghiệm sẽ cần thời gian phân tích khác nhau, do đó thời gian trả kết quả cũng khác nhau. Thông thường đối với xét nghiệm chọc ối, mẹ bầu sẽ phải chờ từ 3 ngày đến 3 tuần.
Nếu mục đích xét nghiệm để xác định huyết thống thì thời gian cho kết quả sẽ nhanh hơn. Nếu cần sàng lọc dị tật thai nhi thì cần thời gian chờ kết quả sẽ lâu hơn. Đôi khi cần kéo dài thời gian để tế bào phát triển để có thể phát hiện những bất thường một cách chính xác nhất.
3. Những ai không nên xét nghiệm
Dưới đây là những trường hợp mẹ bầu không nên thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn:
- Những mẹ bầu áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và được chuyển nhiều hơn 2 phôi vào buồng tử cung.
- Mẹ bầu mang đa thai: Đây là những đối tượng cần có chế độ chăm sóc thai kỳ đặc biệt và cần hạn chế những xét nghiệm xâm lấn để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì không nên áp dụng phương pháp xét nghiệm xâm lấn
- Mẹ bầu có thể trạng sức khỏe kém, đã từng mắc ung thư, từng phải truyền máu trong thời gian khoảng 6 tháng trở lại, mẹ bầu được ghép tủy, từng được cấy ghép nội tạng để điều trị bệnh,...
- Mẹ bầu hoặc người cha đã được xác định có khảm hai dòng tế bào.
Những trường hợp không nên chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Các bác sĩ và bản thân mẹ bầu sẽ phải rất cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro.
Chị em nên lựa chọn xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, điều trị bệnh. Bệnh viện là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn được đầu tư các trang thiết bị y tế, các loại máy móc xét nghiệm hiện đại, hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Mẹ bầu đến khám tại MEDLATEC sẽ được tiếp đón tận tình, hướng dẫn chi tiết. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và thoải mái khi đi thăm khám.
Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ xét nghiệm ADN trước sinh hoặc cần giải đáp chi tiết hơn về vấn đề xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!