Các tin tức tại MEDlatec
Hạt nhãn có tác dụng gì? Có nên dùng hạt nhãn làm thuốc không?
- 08/08/2022 | Những công dụng bất ngờ của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe
- 14/04/2023 | Lựa chọn các loại hạt chống ung thư - Tham khảo 6 gợi ý sau!
- 18/04/2023 | Điểm danh các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
- 26/04/2023 | Ăn hạt điều có béo không? Mách bạn những món ăn thơm ngon từ hạt điều
- 01/06/2023 | Hạt gấc và những lợi ích bất ngờ mang lại cho sức khỏe
1. Đặc điểm của hạt nhãn
Nhãn là loài thực vật cận nhiệt đới, phát triển lâu năm. Bộ phận giá trị nhất của loại cây này là quả. Tại nước ta, nhãn là loại trái cây tương đối quen thuộc ở cả miền Bắc và miền Nam.
Hạt nhãn có màu đen, tương đối cứng
Quả nhãn mọc thành từng chùm. Khi chín, phần vỏ sẽ chuyển vàng. Quả nhãn hình tròn, cùi nhãn tương đối mọng nước và có vị ngọt. Loại quả này cũng được chế biến thành dạng khô, đồ đóng hộp.
Hạt nhãn có màu đen, hình tròn. Đây là bộ phận được đa số mọi người bỏ đi vì hạt nhãn tương đối cứng, vị đắng gây khó chịu khi nuốt. Ngoài việc sử dụng để ươm giống cây con, hạt nhãn khi bị khô lại chủ yếu được dùng như chất đốt.
Thành phần chính trong hạt nhãn bao gồm tinh bột, Tanin, Saponin và một lượng nhỏ chất béo. Trong Đông y, hạt nhãn là một vị thuốc. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh tác dụng của hạt nhãn trong điều trị bệnh.
2. Hạt nhãn có tác dụng gì theo Đông Y?
2.1. Cầm máu
Theo Đông Y, hạt nhãn có tác dụng cầm máu, hỗ trợ giảm đau. Vậy nên, loại hạt này thường có mặt trong một số bài thuốc cầm máu, chữa lành vết thương.
Theo đông y, hạt nhãn được cho là có tác dụng cầm máu, giảm đau
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chưa một nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh tác dụng của hạt nhãn trong việc cầm máu. Do đó, bạn không nên tự ý áp dụng các bài thuốc bôi ngoài da, đắp lên vết thương hở có thành phần hạt nhãn. Bởi nếu chữa trị bừa bãi, không theo hướng dẫn của bác sĩ, vết thương dễ bị nhiễm trùng dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
2.2. Trị bệnh ngoài da
Trong dân gian, hạt nhãn đôi khi vẫn được sử dụng như một bài thuốc trị bệnh ngoài da. Bởi theo Đông y, loại hạt này có đặc tính kháng viêm, được sử dụng để chữa trị các bệnh về da như hắc lào, lang ben,...
2.3. Chữa rắn cắn
Ngoài hỗ trợ trị bệnh ngoài da, còn được nhiều người sử dụng khi bị rắn cắn. Thế nhưng, tác dụng này vẫn chưa qua kiểm chứng cụ thể. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý áp dụng để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nếu bị rắn cắn, bạn cần tiến hành sơ cứu đúng cách, nhờ người đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp y tế kịp thời.
2.4. Lợi tiểu
Theo kinh nghiệm dân gian, phần hạt nhãn sau khi đã loại bỏ phần vỏ bên ngoài, đun sôi chắt lấy nước có thể sử dụng như bài thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, loại hạt này vốn có vị đắng, rất khó uống.
Không ít người vẫn áp dụng một số bài thuốc trị bí tiểu bằng hạt nhãn
Hơn nữa, tác dụng trị lợi tiểu của hạt nhãn cũng chưa qua nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, bạn không nên áp dụng bất kỳ bài thuốc lợi tiểu nào từ hạt nhãn nếu chưa thăm khám, tham khảo tư vấn của thầy thuốc.
2.5. Một số tác dụng khác
Ngoài hỗ trợ cầm máu, giúp lợi tiểu, trị bệnh ngoài da, hạt nhãn còn được cho là có một vài tác dụng khác như:
- Ngăn chặn sự hình thành của các khối u.
- Giúp làm giảm Lipid máu.
- Giảm đau.
- Giảm tình trạng hôi nách,...
3. Có nên áp dụng các bài thuốc trị bệnh bằng hạt nhãn tại nhà không?
Hiện nay, nhiều trang web đã đăng tải một số bài viết hướng dẫn cách trị bệnh bằng hạt nhãn. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này đều chưa qua kiểm chứng y khoa. Để hạn chế rủi ro, bạn tốt nhất không nên áp dụng bất kỳ phương pháp nào nếu chưa tham khảo tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên môn.
Bạn không nên áp dụng bất kỳ bài thuốc truyền miệng nào tại nhà từ hạt nhãn
Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của hạt nhãn trong điều trị bệnh. Ngay cả trong Đông y, thông tin liên quan đến hiệu quả chữa bệnh của loại hạt này vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Hạt nhãn tuy không độc nhưng lại cứng và đắng. Ngay cả bào chế thành thuốc, nó vẫn rất khó dùng. Nói chung, nếu gặp vấn đề về sức khỏe, bạn hãy thăm khám tại cơ sở y tế uy tín và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ thay vì áp dụng các bài thuốc truyền miệng.
4. Nuốt phải hạt nhãn có sao không?
Tuy rằng không chứa độc, không sắc nhọn nhưng hạt nhãn vẫn có thể gây nguy hiểm cho người nuốt phải. Đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Thực tế, đã có trường hợp trẻ em nuốt phải hạt nhãn phải đi cấp cứu do ảnh hưởng đến đường thở.
Nuốt phải hạt nhãn có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm
Còn nếu đun lấy nước uống hoặc nghiền nhuyễn sử dụng như thuốc chữa bệnh, loại hạt này vẫn rất khó dùng. Hơn nữa, tác dụng trị bệnh của hạt nhãn chưa được chứng minh.
Giải pháp an toàn cho người bệnh vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc nghi ngờ mắc phải bệnh lý nào đó, bạn hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín và Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế bạn có thể lựa chọn. MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đơn vị nhận được sự tin tưởng của khách hàng bởi những thế mạnh nổi bật như:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi.
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
- Dàn thiết bị hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, nội soi máy chụp X-quang, máy CT Scan, máy MRI,... nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Mỹ.
Như vậy, từ chia sẻ của MEDLATEC, bạn hẳn đã biết chính xác hạt nhãn có tác dụng gì. Hạt nhãn vẫn chưa được giới khoa học chứng minh về tác dụng trị bệnh. Do vậy, bạn không nên áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ loại hạt này. Nếu cần đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!