Các tin tức tại MEDlatec
6 dấu hiệu báo động ung thư buồng trứng: Phát hiện sớm để bảo tồn khả năng sinh sản
- 01/06/2015 | Ai dễ mắc ung thư buồng trứng?
- 25/11/2021 | Ung thư buồng trứng có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
- 23/06/2022 | Ung thư buồng trứng di căn và những thông tin chị em không nên bỏ qua
- 18/08/2022 | Góc giải đáp: Ung thư buồng trứng là gì? Có cách nào điều trị không?
- 01/06/2023 | Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng người bệnh cần biết
1. Thế nào là ung thư buồng trứng?
Chị em mắc phải ung thư buồng trứng khi các tế bào ung thư sản sinh tại buồng trứng. Chúng không ngừng lây lan ra những vùng xung quanh như vòi trứng, tử cung, bàng quang,...
Ung thư buồng trứng là một nguyên nhân gây vô sinh cho phái nữ.
Những phụ nữ trên 50 tuổi trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng so với những lứa tuổi khác. Viện Ung thư quốc gia Việt Nam cho biết: có hơn 1500 phụ nữ được phát hiện mắc bệnh và hơn 1000 người tử vong vì ung thư buồng trứng vào năm 2022, biến nó trở thành căn bệnh gây tử vong xếp thứ 5 do ung thư.
Khoa học ngày nay vẫn chưa nghiên cứu ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng. Có một số yếu tố được xác định khiến phái nữ tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Cân nặng vượt quá tiêu chuẩn.
- Phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Tiền sử có người cùng huyết thống mắc bệnh này.
- Chưa từng quan hệ và mang thai trong đời.
- Mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, hoặc mắc hội chứng Lynch.
- Mắc lạc nội mạc tử cung.
2. Biểu hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng
Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt có đều đặn hay không phụ thuộc vào sự điều tiết của trục nội tiết vùng dưới đồi. Mỗi phụ nữ sẽ có độ dài ngắn của chu kỳ và lượng kinh nguyệt khác nhau. Chị em có thể dựa vào lượng kinh bình thường và nhận thấy các dấu hiệu bất thường của một vài chu kỳ gần nhất như: lượng kinh ít bất thường, nhiều bất thường, chu kỳ kinh kéo dài, một tháng có kinh nguyệt nhiều lần,... Đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư chị em cần đặc biệt quan tâm.
Nếu bạn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong 2 chu kỳ trở lên, hãy đến cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân.
Dịch tiết âm đạo khác thường
Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tiết nhiều khí hư, đôi khi có lẫn máu và dịch nhầy. Một số phụ nữ đã mãn kinh đột ngột xuất hiện triệu chứng chảy máu bất thường, rong kinh có thể nghĩ ngay đến dấu hiệu ung thư buồng trứng.
Ngược lại, những khối u ở buồng trứng cũng có thể khiến giảm dịch tiết âm đạo, khi quan hệ không đủ dịch bôi trơn làm chị em đau rát.
Rối loạn tiêu hóa
Phụ nữ bị ung thư buồng trứng có thể trải qua các triệu chứng như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, táo bón kéo dài, và thậm chí buồn nôn khi bụng đói. Nguyên nhân là do khối u gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Khi gặp những triệu chứng này, việc khám sức khỏe sớm là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Đau nhói vùng chậu
Khác với cơn đau chu kỳ kinh nguyệt thông thường, tế bào ung thư buồng trứng có thể gây ra những cơn đau kéo dài ở vùng xương chậu, thường trở nên tồi tệ hơn khi quan hệ tình dục. Những cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng dưới, phía bên trái hoặc bên phải, hoặc ở cả hai bên. Chúng xuất hiện riêng lẻ cách xa những ngày hành kinh.
Tế bào ung thư buồng trứng có thể gây ra những cơn đau kéo dài ở vùng xương chậu.
Chán ăn, mệt mỏi
Sự chán ăn, cảm giác no nhanh chóng và tình trạng mệt mỏi bất thường, đặc biệt là khi làm việc nhiều, có thể là biểu hiện của ung thư buồng trứng. Đây là những dấu hiệu quan trọng cần phải được lưu ý và kiểm tra kịp thời.
Vòng bụng to bất thường
Nếu bụng bạn trở nên to bất thường mà không phải do thai kỳ, giống như đang ở tháng thứ 4-5 của thai kỳ, có thể bạn đang gặp phải ung thư buồng trứng. Ung thư có thể đã phát triển lớn, nhưng cũng có khả năng là u nang buồng trứng lành tính.
Ung thư buồng trứng tạo nên những khối u ở buồng trứng và các khu vực xung quanh, làm tăng kích thước bụng
3. Điều trị ung thư buồng trứng có gây vô sinh không?
Điều trị ung thư buồng trứng có thể tác động đến chức năng sinh sản và gây ra vô sinh. Các biện pháp và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản như sau:
- Phẫu thuật: Một trong hai bên buồng trứng được phẫu thuật có thể dẫn đến giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu ung thư ở giai đoạn sớm hoặc là khối u tế bào mầm, việc chỉ cắt bỏ một buồng trứng và bảo tồn tử cung và bệnh nhân vẫn có khả năng mang thai.
- Hóa trị: Thuốc hóa trị làm ngừng sản xuất estrogen hoặc giải phóng trứng, có thể gây suy buồng trứng nguyên phát, làm giảm số lượng trứng hoặc gây mãn kinh sớm, dẫn đến vô sinh.
- Xạ trị: Xạ trị có thể làm tổn thương trứng trong buồng trứng và gây hại cho tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc giảm khả năng mang thai. Bức xạ khi xạ trị cũng có thể phá hủy tuyến yên, làm cơ thể không thể tiết các hormone cần thiết để rụng trứng dẫn đến vô sinh.
- Liệu pháp hormone: Thuốc nhắm vào mục tiêu tiêu diệt tế bào ung thư tại buồng trứng và cũng có thể làm hỏng cơ quan này. Một số thuốc có thể gây vô sinh vĩnh viễn hoặc làm thai nhi bị dị tật bẩm sinh nếu người bệnh mang thai trong quá trình điều trị.
- Thuốc điều trị nhắm đích và liệu pháp miễn dịch: Tương tự như liệu pháp hormone, các loại thuốc ức chế tyrosine kinase cũng làm hỏng buồng trứng và gây dị tật nếu có thai trong quá trình chữa bệnh.
- Cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc: Vì liên quan đến hóa trị và xạ trị liều cao, các phương pháp này có nguy cơ làm hỏng buồng trứng vĩnh viễn.
Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến cáo khi phát hiện và trước khi điều trị ung thư buồng trứng, chị em nên chia sẻ với các bác sĩ chuyên môn các biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản hoặc tránh dị tật bẩm sinh nếu đang mang thai.
Một số phương pháp có thể áp dụng để bảo tồn khả năng có con trong tương lai như đông lạnh trứng, đông lạnh mô buồng trứng, sử dụng tấm chắn bức xạ, các liệu pháp chủ vận hormone,...
4. Chẩn đoán ung thư buồng trứng bằng phương pháp nào
Chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng thường gặp nhiều thách thức, vì thường bệnh được phát hiện khi triệu chứng đã xuất hiện ở giai đoạn muộn. Các phương pháp phổ biến để chẩn đoán bao gồm:
- Siêu âm: Để phát hiện các khối u trong buồng trứng.
- Nội soi ổ bụng: Giúp xác định sự hiện diện của u nguyên phát và lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra tế bào.
- Chụp CT và MRI bụng: Quan sát khối u buồng trứng, hạch ổ bụng và các tổn thương di căn.
- Nội soi đường tiêu hóa: Để loại trừ khối u di căn từ hệ tiêu hóa đến buồng trứng.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u: Như CEA, CA 125, HE4, CA 72-4, AMH, LH, Inhibin B, và AFP, HCG đối với ung thư tế bào mầm.
- Sinh thiết khối u: Sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, các bác sĩ sẽ gửi khối u đến phòng xét nghiệm và chẩn đoán xác định đây có phải ung thư hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết ngay khi siêu âm hoặc chụp CT.
- Xét nghiệm gen và giải trình tự gen: giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh di truyền, dự đoán quá trình tiến triển của bệnh, và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp điều trị hiệu quả.
Do sự nguy hiểm của ung thư, việc phát hiện sớm là rất quan trọng để tăng cường hiệu quả điều trị và bảo vệ khả năng sinh sản. Chị em nên thực hiện ung thư hằng năm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi cung cấp dịch vụ ung thư chất lượng cao, giúp phát hiện sớm ung thư và các loại ung thư khác, đảm bảo độ chính xác cao và mang lại sự an tâm cho người bệnh.
Để đặt lịch ung thư, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!