Các tin tức tại MEDlatec
7 triệu chứng viêm loét dạ dày cần ghi nhớ
- 25/11/2024 | Trào ngược dạ dày gây ho có đờm - Bệnh lý không nên chủ quan vì nguy hiểm
- 03/12/2024 | Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không? Cách phòng ngừa tăng huyết áp
- 08/12/2024 | Mổ nội soi dạ dày nằm viện bao lâu? Chăm sóc người bệnh như thế nào?
1. Về khái niệm bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương và hình thành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là vi khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng các loại thuốc giảm đau kéo dài, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,...
Hình ảnh vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên dạ dày
2. 7 triệu chứng dạ dày cần ghi nhớ
2.1. Cảm giác đau ở vùng thượng vị
Đây là triệu chứng gặp đại đa số trường hợp mắc phải. Người bệnh sẽ cảm thấy sự xuất hiện cơn đau ở vùng trên rốn, đôi khi lan sang lưng hoặc ngực. Đau có thể xuất hiện khi đói hoặc ngay sau khi ăn. Đau cũng có thể xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống bia rượu, sau khi ăn quá no.
Tùy tình trạng viêm loét mà cơn đau có thể âm ỉ, dữ dội, đau nhói. Ở một số bệnh nhân, cơn đau gây khó chịu đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Đầy hơi, chướng bụng
Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa suy giảm, thức ăn tiêu hóa chậm sẽ gây nên cảm giác đầy bụng ngay cả khi ăn một lượng thức ăn rất ít.
2.3. Ợ chua, ợ nóng
Ợ nóng và ợ chua là triệu chứng thường đi kèm với tình trạng viêm loét dạ dày do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi ăn no hoặc nằm ngay sau bữa ăn, người bệnh sẽ cảm giác nóng rát từ dạ dày lan lên ngực và cổ họng, miệng có vị đắng hoặc chua kèm theo cảm giác khó chịu ở cổ họng.
2.4. Buồn nôn và nôn
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cũng dễ có cảm giác buồn nôn, bị nôn, nhất là sau khi ăn hoặc khi phải nhịn đói lâu. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể nôn ra dịch vàng, dịch chua hoặc thậm chí nôn ra máu.
Nôn nhiều ngày do viêm loét dạ dày rất dễ gây mất nước, mất cân bằng điện giải nên người bệnh thường rất mệt mỏi. Đặc biệt, nếu bị nôn ra máu người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức vì đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng loét nặng.
Hình ảnh mang tính mô phỏng về triệu chứng viêm loét dạ dày
2.5. Chán ăn và giảm cân
Đau dạ dày làm giảm cảm giác thèm ăn, người bệnh có xu hướng tránh ăn để không bị đau. Ngoài ra, do chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn nên người bệnh cũng e dè, ngại ăn. Lâu dần, những triệu chứng viêm loét dạ dày dễ khiến người bệnh bị thiếu chất, cơ thể thiếu năng lượng và dễ bị giảm cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể.
2.6. Đi ngoài có lẫn máu trong phân hoặc phân có màu đen
Đôi khi tổn thương loét sâu ảnh hướng tới mạch máu vùng niêm mạc và dưới niêm mạc gây nên tình trạng chảy máu tiêu hoá, người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là triệu chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng, cần được thăm khám và xử lý ngay.
2.7. Khó chịu, mệt mỏi
Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày là nguyên nhân khiến người bệnh bị thiếu máu và mệt mỏi. Ngoài ra, sự tồn tại kéo dài các triệu chứng nêu trên cũng khiến người bệnh bị kiệt sức, khó chịu, suy giảm sức khỏe và chất lượng công việc hàng ngày.
3. Phương pháp nào giúp chẩn đoán đúng bệnh viêm loét dạ dày?
Quá trình chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày thường được bác sĩ thực hiện dựa trên:
3.1. Khai thác bệnh sử và thăm khám triệu chứng lâm sàng
Đây là bước giúp bác sĩ hiểu rõ về triệu chứng đang xuất hiện ở bệnh nhân, lối sống và tiền sử bệnh lý của họ để có thêm căn cứ chẩn đoán về sau. Bác sĩ có thể hỏi về:
- Thời điểm cơn đau xuất hiện và sự liên quan với bữa ăn.
- Cảm giác buồn nôn, tình trạng ợ nóng, ợ chua,...
- Đã từng dùng các loại thuốc như NSAIDs, aspirin hoặc corticosteroids,... hay chưa.
Từ những thông tin do người bệnh trả lời, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ viêm loét và đưa ra chỉ định về các xét nghiệm cần thực hiện.
3.2. Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng
3.2.1. Nội soi dạ dày
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi nhỏ, mềm, gắn camera đưa vào đường miệng hoặc mũi của bệnh nhân để quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày. Đây là cách phát hiện chính xác vết loét, tổn thương hoặc tình trạng chảy máu ở dạ dày.
Để nội soi chính xác và an toàn, trước đó người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn 6 - 8 giờ. Có hai hình thức nội soi để người bệnh lựa chọn: nội soi gây mê hoặc không gây mê. Trường hợp nội soi gây mê, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê với liều lượng phù hợp trước quá trình nội soi để không cảm thấy khó chịu khi bác sĩ tiến hành thao tác nội soi.
Trong quá trình nội soi, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc tế bào ung thư.
Người bệnh trong quá trình nội soi dạ dày tại MEDLATEC
3.2.2. Test hơi thở C13
Đây là phương pháp giúp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori - nguyên nhân chính gây viêm dạ dày. Người bệnh sẽ được uống dung dịch chứa ure đánh dấu bằng carbon phóng xạ. Khoảng 15 phút sau, người bệnh sẽ thở vào túi chuyên dụng dùng để thu thập mẫu khí thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nếu vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày chúng sẽ phân giải ure thành khí carbon dioxide và nhờ đó, test hơi thở phát hiện được sự tồn tại của vi khuẩn.
Ngoài 2 phương pháp chẩn đoán trên đây, người có triệu chứng viêm dạ dày cũng có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng nếu nghi ngờ biến chứng như dạ dày hoặc khối u lớn.
Những bệnh lý về dạ dày cần được điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng: dạ dày, hẹp môn vị,... Vì thế, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng viêm loét dạ dày nào như đã được đề cập trên đây, hãy sớm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng.
Quý khách hàng cần tư vấn thêm về bệnh lý liên quan hoặc có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán dạ dày cùng bác sĩ Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!