Các tin tức tại MEDlatec

Ăn măng cụt có béo không và những lưu ý khi ăn

Ngày 29/10/2024
Với vị ngọt thanh mát, thịt quả mềm mịn, măng cụt không chỉ là món ăn giải khát tuyệt vời mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy măng cụt chứa những loại dưỡng chất nào? Ăn măng cụt có béo không? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt, với vị ngọt thanh mát và hương thơm đặc trưng, không chỉ là một loại trái cây được yêu thích mà còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể bao gồm: 

  • Xanthones: Đây là hợp chất thực vật đặc trưng và có hàm lượng cao trong măng cụt;

Măng cụt có hàm lượng xanthones có hàm lượng cao  

  • Vitamin và khoáng chất: Măng cụt chứa nhiều vitamin như vitamin C, vitamin B9 (folate) và các khoáng chất như mangan, đồng;
  • Chất xơ: Măng cụt cung cấp một lượng chất xơ đáng kể.

2. Lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe 

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, măng cụt là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, có thể kể tới như: 

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao, măng cụt giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh;

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa có trong măng cụt giúp tăng cường hệ miễn dịch 

  • Chống viêm: Xanthones trong măng cụt có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm;
  • Chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong măng cụt giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, ngăn ngừa lão hóa sớm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính;
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Măng cụt có thể giúp giảm cholesterol “xấu”, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch;
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong măng cụt giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác;
  • Cải thiện giấc ngủ: Một số nghiên cứu cho thấy măng cụt có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ;
  • Giảm đau: Xanthones trong măng cụt có tác dụng giảm đau tự nhiên, đặc biệt là đối với các bệnh lý về xương khớp;
  • Chống ung thư: Xanthones có trong măng cụt có khả năng hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

3. Giải đáp ăn măng cụt có béo không? 

Măng cụt rất giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng liệu ăn măng cụt có béo không? Câu trả lời là không. Ăn măng cụt sẽ không gây béo thậm chí măng cụt còn được coi là một loại trái cây hỗ trợ giảm cân nhờ những lý do sau:

  • Ít calo: Măng cụt chứa lượng calo khá thấp, khoảng 73 calo/100g;

Ăn măng cụt có béo không là thắc mắc của nhiều người 

  • Không chứa chất béo: Măng cụt không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, những thành phần chính gây tăng cân;
  • Giàu chất xơ: Chất xơ trong măng cụt giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa;
  • Chứa xanthones: Xanthones có trong măng cụt là hợp chất chống oxy hóa có trong măng cụt, có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm mỡ thừa.

4. Cách ăn măng cụt đúng cách

Cách chọn măng cụt ngon

Chọn những quả măng cụt có vỏ màu tím đậm, đều màu, không bị dập nát. Quả chín sẽ cảm thấy nặng tay và có độ mềm vừa phải, cuống quả tươi thường có màu xanh và dính chặt vào quả.

Cách bóc măng cụt

Dùng dao cắt một vòng quanh cuống quả, sau đó tách nhẹ hai nửa quả ra hoặc dùng tay bóp nhẹ quả măng cụt để tách vỏ.

Cách thưởng thức

  • Ăn trực tiếp: Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất để thưởng thức vị ngọt thanh mát của măng cụt;
  • Làm sinh tố: Măng cụt kết hợp với sữa chua, sữa tươi hoặc các loại trái cây khác sẽ tạo nên những ly sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng;
  • Làm kem: Kem măng cụt là một món tráng miệng hấp dẫn và giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức;
  • Làm bánh: Bên cạnh việc ăn trực tiếp măng cụt còn có thể được sử dụng để làm bánh, pudding hoặc các loại bánh ngọt khác.

5. Lưu ý khi ăn măng cụt 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là một số lưu ý khi ăn măng cụt bạn nên quan tâm, cụ thể như sau: 

  • Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù măng cụt rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy bụng. Nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 2 - 3 quả mỗi ngày;
  • Không ăn khi đói: Măng cụt có tính axit, vì vậy ăn khi đói có thể gây hại cho dạ dày;
  • Không kết hợp với bia, sữa đậu nành: Một số nghiên cứu cho thấy, các chất trong măng cụt không tương thích với chất trong bia và sữa đậu nành, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo các đối tượng sau đây cũng hạn chế ăn măng cụt:

  • Người bị tiểu đường: Măng cụt chứa đường tự nhiên, nên những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn măng cụt để tránh ảnh hưởng đến mức đường huyết.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Một số nghiên cứu cho thấy, măng cụt có thể gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, buồn nôn, khó thở, choáng váng... ở phụ nữ mang thai và cho con bú;

Phụ nữ có thai và cho con bé nên hạn chế ăn măng cụt 

  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Những người bị táo bón, tiêu chảy hoặc có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên hạn chế ăn măng cụt;
  • Người đang dùng thuốc: Một số thành phần trong măng cụt có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn măng cụt.

Chắc hẳn rằng với những thông tin được trình bày nêu trên bạn đọc đã tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc ăn măng cụt có béo không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về loại quả này cũng như nhu cầu tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu, người dân vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.