Các tin tức tại MEDlatec

Áp lực nội nhãn là gì? Tại sao cần đo áp lực nội nhãn?

Ngày 15/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Áp lực nội nhãn không chỉ giúp định hình khả năng nhìn và hình dạng của mắt, mà còn là chỉ số giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe mắt. Vì vậy, nạn nên chú ý đến mức áp lực nội nhãn khi kiểm tra thị lực định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn về mắt và điều trị kịp thời.

1. Áp lực nội nhãn là gì?

Áp lực nội nhãn của mỗi người có thể thay đổi theo các thời điểm trong ngày, và mức áp lực ổn định thường là dấu hiệu của đôi mắt khỏe mạnh. Nếu áp lực nội nhãn tăng quá cao hoặc giảm thấp thì có thể bạn đang gặp những bệnh lý về mắt, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Áp lực nội nhãn tăng hoặc giảm bất thường có thể cảnh báo các bệnh về mắt

2. Thế nào là áp lực nội nhãn bình thường?

Mức áp lực nội nhãn ổn định giúp bảo vệ thị lực, duy trình định hình mắt. Tuy nhiên, trường hợp áp lực nội nhãn tăng cao gây tình trạng tăng nhãn áp, hậu quả có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị. Do vậy, mỗi người cần chủ động, thường xuyên kiểm tra mắt để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng từ tăng nhãn áp.

Đa số bệnh nhân bị tăng áp lực nội nhãn thường xuất phát từ các chấn thương mắt, mắc các bệnh lý về mắt trước đó, sử dụng thuốc bị tác dụng phụ hoặc dùng steroid…

Áp lực nội nhãn thấp có thể gây ra các triệu chứng như mờ mắt và cảm giác khó chịu. Nhiều người bệnh do chủ quan không theo dõi dẫn đến các vấn đề sức khỏe mắt nghiêm trọng như đục thủy tinh thể và tổn thương hoàng điểm. Những bệnh lý này không chỉ khó điều trị mà còn có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân.

Bệnh nhân cảm thấy đau nhức và khó nhìn thấy sự vật xung quanh khi tăng nhãn áp

3. Những đối tượng cần đo áp lực nội nhãn

Sau đây là những trường hợp cần đo áp lực nội nhãn:

  • Người bắt đầu có dấu hiệu mất thị lực, cả hai mắt có xu hướng nhìn mờ, không thấy rõ sự vật xung quanh.
  • Người bị đau ở mắt, cơn đau dữ dội theo thời gian và kèm theo dấu hiệu buồn nôn.
  • Người bệnh mất tầm nhìn.
  • Người có thị lực đột ngột thay đổi.
  • Người có biểu hiện mờ mắt, quầng quanh đèn, đỏ mắt.

Trên đây là những trường hợp điển hình cần được đo và khám mắt để điều trị và theo dõi kịp thời. Nhất là những bệnh nhân từng bị chấn thương ở mắt, có bệnh lý về mắt lâu năm, sử dụng thuốc không khỏi thì nên đo và theo dõi áp lực nội nhãn.

Người từng bị chấn thương ở mắt và mắc các bệnh lý về mắt cần đo nhãn áp định kỳ

4. Phương pháp đo áp lực nội nhãn

Chỉ số áp lực nội nhãn bình thường giao động trong khoảng 10-20mmHG. Bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp sau để đo áp lực nội nhãn:

Dùng thuốc nhỏ mắt

Bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt làm tê bề mặt mắt trước khi đo áp lực nội nhãn. Sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm làm tê bề mặt mắt, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng chịu áp lực của giác mạc.

Đo nhãn áp tròng

Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò nhỏ, ép vào giác mạc một cách nhẹ nhàng, sau đó đo áp lực trong mắt. Bác sĩ sẽ kết hợp cùng kính hiển vi để kiểm tra mắt, liệu chỉ số áp lực nội nhãn của mắt có bình thường hay không.

Đo áp lực nội nhãn bằng đo độ lõm giác mạc điện tử

Đây là một công cụ giống cây bút có kết nối bảng điều khiển máy tính nhỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng dụng cụ đo nhãn áp không tiếp xúc này để kiểm tra tình trạng mắt của bệnh nhân và kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của bảng điều khiến.

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đo áp lực nội nhãn

Sau đây là một số yếu tố tác động đến quá trình đo nhãn áp:

  • Bệnh nhân bị đau mắt, nhiễm trùng mắt không nên đo áp lực nội nhãn ngay bởi vì trong quá trình tiến hành đo có thể dễ xảy ra chấn thương. 
  • Trường hợp cận nặng, giác mạc có hình dạng bất thường, bệnh nhân từng phẫu thuật mắt, phẫu thuật khúc xạ.
  • Nháy mắt, nhắm mắt trong khi đo nhãn áp khiến kết quả bị thay đổi.

Khi đo nhãn áp, bệnh nhân có thể gặp một số rủi ro sau:

  • Trầy xước giác mạc mắt nếu mắt bị máy đo va chạm, vết xước có thể tự lành lại.
  • Bệnh nhân dị ứng bởi thuốc nhỏ mắt được các bác sĩ sử dụng để làm tê mắt trước khi đo.
  • Nhiễm trùng mắt.

Mặc dù những trường hợp rủi ro thường xuất hiện với tỉ lệ rất nhỏ, song bệnh nhân cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện đo nhãn áp.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về việc duy trì áp lực nội nhãn ở mức ổn định và cách đo nhãn áp để theo dõi, bảo vệ đôi mắt của bạn. Để giữ cho mắt khỏe mạnh, việc cung cấp đủ dinh dưỡng là rất quan trọng, bao gồm các nhóm chất như vitamin A, Omega-3, kẽm, và vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên chủ động trong việc bảo vệ mắt khi hoạt động ngoài trời bằng cách đeo kính râm chống tia UV và tránh khói bụi. Hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử và đảm bảo cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng là những biện pháp cần thiết để duy trì sức khỏe cho mắt.

Để được đo nhãn áp và khám mắt định kỳ, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt và các bệnh về Mắt như tật khúc xạ, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt và thực hiện được nhiều tiểu phẫu khác nhau. Ngoài ra, MEDLATEC còn có hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế như kính hiển vi khám mắt Inami, hệ thống máy đo khúc xạ và các dòng máy móc chuyên dụng chuyên khoa hiện đại, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị và chẩn đoán bệnh lý nhanh chóng, hiệu quả. 

Khám mắt định kỳ giúp bạn tìm ra các bệnh lý về mắt và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Quý khách có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám tại chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.

Từ khoá: vitamin C vitamin A

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.