Các tin tức tại MEDlatec
Áp xe phổi có nguy hiểm không, nguyên nhân và biến chứng của bệnh
- 30/08/2021 | Tình trạng áp xe hậu môn nguy hiểm như thế nào?
- 15/08/2021 | Cẩm nang mọi điều cần biết về bệnh áp xe amidan
- 08/09/2021 | Thông tin cần biết: Các biện pháp chẩn đoán và điều trị áp xe phổi
1. Áp xe phổi và các thông tin cơ bản
Áp xe phổi xảy ra khi nhu mô phổi bị viêm cấp tính dẫn đến hoại tử, màng phế nang bị phá hủy nên hình thành các hang chứa mủ. Trong áp xe phổi, mủ là hỗn hợp của bạch cầu thoái hóa, xác tác nhân gây bệnh với các chất hoại tử. Người bệnh có thể bị một hoặc nhiều ổ áp xe ở một hoặc cả hai bên phổi gây ra mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Áp xe phổi xảy ra khi dịch viêm tích tụ thành ổ trong phổi
1.1. Phân loại
Theo sự phát triển của bệnh, áp xe phổi được phân thành 2 loại gồm:
Áp xe phổi nguyên phát
Đây là áp xe phổi do nhiễm trùng bằng đường phế quản.
Áp xe phổi thứ phát
Ở dạng áp xe phổi này, các ổ nhiễm khuẩn xuất hiện trước ở ngoài phổi như: áp xe gan tiến triển, nhiễm triểm máu gây viêm phổi thứ phát, áp xe dưới cơ hoành,…
1.2. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn kỵ khí với khoảng 60% trường hợp mắc bệnh. Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì nguyên nhân thường gặp gây áp xe phổi là tụ cầu vàng, đi kèm với triệu chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng. Ngoài ra còn 1 số loại tác nhân khác như: ký sinh trùng, Klebsiella Pneumoniae,…
Tác nhân gây áp xe phổi thường gặp là vi khuẩn kị khí
Hệ hô hấp tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, song phổi nằm sâu nên nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn, hơn nữa cơ thể có cơ chế bảo vệ phổi khá tốt. Bình thường nếu cơ chế này hoạt động tốt, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác sẽ được loại bỏ trước khi gây viêm phổi nặng và xuất hiện áp xe.
Các nguyên nhân khiến cơ chế bảo vệ phổi giảm sút có thể kể đến như: Thuốc lá, rượu, tình trạng suy giảm miễn dịch, bệnh lý nghề nghiệp, suy dinh dưỡng, độc tính vi khuẩn hoặc thực phẩm, một số thuốc điều trị,…
Khi xâm nhập vào hệ hô hấp, vi khuẩn có thể tấn công vào phổi gây áp xe theo những con đường sau:
Đường khí - phế quản
Do bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp ở đường hô hấp trên như: nhổ răng, cắt amidan dễ gây nhiễm khuẩn sâu vào đường phế quản. Ngoài ra, chất nhiễm khuẩn từ xoang mũi và viêm mủ có thể đi vào phổi do hoạt động hít thở của người bệnh khi ngủ. Một số tai biến khác dẫn đến áp xe phổi bao gồm: phản xạ ho bị ức chế, mổ cấp cứu dạ dày nhưng trong dạ dày còn thức ăn và gây trào ngược, chất nôn bị hít vào phế quản,…
Đường khí - phế quản là đường gây áp xe phổi khá phổ biến.
Nhiễm trùng máu có thể gây áp xe phổi
Đường máu
Nhiễm trùng máu với viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch gây nhồi máu, thuyên tắc và áp xe hóa thường gây áp xe phổi ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân đa phần là do tụ cầu vàng.
Đường kế cận
Áp xe có thể tiến triển gây viêm diện rộng sang phổi do viêm ở khu vực xung quanh như: áp xe gan, áp xe thực quản, áp xe dưới cơ hoành, viêm màng phổi mủ, viêm màng ngoài tim,…
Áp xe phổi thường gặp hơn ở nam giới, nhất là lứa tuổi trung niên song trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm, điều trị bằng kháng sinh và can thiệp dẫn mủ, bệnh nhân có thể khỏi bệnh mà không gặp biến chứng nghiêm trọng gì.
2. Bác sĩ tư vấn: Áp xe phổi có nguy hiểm không?
Áp xe phổi là một trong những tình trạng nhiễm trùng hô hấp nguy hiểm, tiến triển bệnh phức tạp và khó lường. Đa phần người bệnh bị áp xe phổi có hệ miễn dịch và cơ chế bảo vệ phổi bị rối loạn nên biến chứng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
2.1. Áp xe phổi có tiến triển bệnh phức tạp
Các giai đoạn tiến triển của áp xe phổi như sau:
Giai đoạn ổ mủ kín: Bệnh nhân lúc này có triệu chứng không đặc trưng như ho ra chất nhầy chứa mủ, khó thở, đau ngực nhẹ, sốt từ 39 - 40 độ C, một số trường hợp ho khan. Giai đoạn này là giai đoạn tích mủ, triệu chứng khó xác định và dễ tiến triển nhanh sang giai đoạn sau nếu không được điều trị kháng sinh thích hợp.
Áp xe phổi tiến triển phức tạp, nhất là ở trẻ nhỏ
Giai đoạn ộc mủ: Từ ngày thứ 5 đến 15 kể từ khi bị áp xe phổi, bệnh nhân sẽ khạc ra mủ, đây là biểu hiện chính của giai đoạn ộc mủ. Ngoài ra, người bệnh sẽ ho nhiều hơn, ho thành đợt dữ dội kèm theo rất nhiều mủ ộc ra, có thể lên tới vài trăm ml. Mủ ộc ra với lượng lớn này dễ tràn vào gây ngạt thở, một đợt ộc mủ qua đi sẽ giúp bệnh nhân tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên có thể tái phát hoặc chuyển sang giai đoạn áp xe phổi nghiêm trọng hơn.
Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: Sang giai đoạn này, người bệnh vẫn bị ho dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, ho mạnh và khạc mủ nhưng số lượng ít hơn. Sức khỏe suy kiệt thấy rõ, cơ thể bệnh nhân gầy sút, xanh xao, lượng bạch cầu tăng trong máu.
2.2. Áp xe phổi gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh nhân bị áp xe phổi nếu không được điều trị bằng kháng sinh hoặc điều trị kháng sinh không hiệu quả sẽ phải đối mặt với các biến chứng như:
-
Nhiễm khuẩn máu gây suy tim, suy thận, cơ thể suy kiệt và tử vong nhanh chóng.
-
Áp xe phổi mạn tính với tình trạng: các đợt khạc ra mủ và giai đoạn tích mủ xảy ra kế tiếp nhau, các ổ áp xe cũng hình thành mới trong phổi gây khó điều trị dứt điểm.
-
Hoại tử phổi nhanh chóng, nhất là ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
-
Ho ra máu nặng, nhiều lần do vỡ mạch máu lớn.
-
Biến chứng xơ phổi, giãn phế quản, lao phổi, áp xe não,…
-
Áp xe vỡ vào khoang màng phổi.
Áp xe phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp y tế kịp thời
Những biến chứng của áp xe phổi có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không can thiệp y tế kịp thời. Vì thế, không nên chủ quan nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của căn bệnh này, ngoài điều trị cần kết hợp với vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi và ăn uống tốt.
Nếu cần tư vấn thêm về áp xe phổi có nguy hiểm không hoặc các vấn đề sức khỏe khác, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!