Các tin tức tại MEDlatec
Bật mí các bài tập cho F0 tại nhà hiệu quả nhất
- 28/09/2021 | Giải đáp: F0 không triệu chứng có lây không?
- 25/02/2022 | F0 bị nhẹ bất ngờ phát hiện nhiều tổn thương phổi hậu COVID-19
- 25/02/2022 | F0 điều trị COVID tại nhà bằng thuốc gì đúng và hiệu quả?
1. Các thông số sức khỏe người bệnh nên chú ý theo dõi
Cơ thể bạn khỏe hay yếu đều dựa trên các thông số về sức khỏe, việc nắm bắt được những thông số này sẽ giúp bạn chú ý và có những biện pháp để bảo vệ tốt để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Đối với những trường hợp mắc phải Covid-19 thì vấn đề này càng cần được chú trọng gấp nhiều lần. Hàng ngày, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, kết hợp nghỉ ngơi và vận động cơ thể bằng những bài tập cho F0 tại nhà thì hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe thông qua những thông số dưới đây:
Nhịp thở
Bằng cách giữ cơ thể trong tư thế nằm từ 5 đến 10 phút, bệnh nhân F0 có thể đếm số lần lồng ngực mình lên xuống để kiểm tra thông số nhịp thở có ổn định không. Đối với người lớn và trẻ em trên 15 tuổi, mức nhịp thở bình thường là 16 đến 20 nhịp/phút. Còn đối với trẻ em, nhịp thở có xu hướng nhanh hơn so với người lớn, cụ thể:
-
Trẻ sơ sinh giao động: 30 - 50 lần/phút.
-
Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi: 25 - 40 lần/phút.
-
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 20 - 30 lần/phút.
-
Trẻ từ 6 - 10 tuổi: 15 - 30 lần/phút.
Theo dõi các thông số sức khỏe hàng ngày để giúp bạn nắm rõ tình hình sức khỏe
Oxy trong máu
Để thực hiện kiểm tra thông số oxy trong máu cần sử dụng đến máy đo nồng độ. Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ oxy trong máu nếu chỉ số SpO2 trên 93% thì hãy chủ động theo dõi 3 đến 4 lần mỗi ngày. Nếu chỉ số thấp hơn 94% thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, xem xét có nên nhập viện để thở oxy hay không.
Nhiệt độ cơ thể
F0 cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Nếu nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C thì cần sử dụng đến thuốc hạ sốt. Ngoài ra, chủ động liên hệ bác sĩ khi thấy cơ thể sốt quá cao, việc sử dụng thuốc hạ sốt không còn có tác dụng.
Nhóm bệnh nhân F0 sau đây cần được đặc biệt quan tâm khi không may mắc phải Covid-19, bao gồm: người già yếu, người mắc các bệnh nền liên quan đến tim mạch, đái tháo đường, rối loạn thần kinh,.... người chưa được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 và trẻ em.
2. Các bài tập cho F0 tại nhà hiệu quả nhất
Luyện tập thể dục, thể thao là yếu tố giúp con người duy trì sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh. Đối với trường hợp không may bị nhiễm Covid-19, thay vì cứ nằm bẹp trên giường cả ngày thì việc lựa chọn những bài tập cho F0 tại nhà phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân hiện tại lại là một liều thuốc tốt. Dưới đây là top những bài tập giúp thư giãn, hỗ trợ cơ, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Khi thấy sức khỏe có chiều hướng tốt hơn, hãy dậy khỏi giường và vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
Giãn cơ vai
Đừng để khớp cũng như các nhóm cơ của mình bị trì trệ sau thời gian ở nhà điều trị Covid. Khi sức khỏe của bạn đã ổn hơn, hãy dậy đi lại kết hợp với thực hiện một số động tác đơn giản để nhóm cơ được hoạt động. Bài tập giãn cơ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Người bệnh thực hiện dang rộng hai chân bằng vai, bắt chéo cánh tay trái qua trước ngực. Tiếp theo, sử dụng tay phải giữ lấy và kéo tay trái ngay tại vị trí khuỷu tay, giữ yên trong vòng 20 giây, thực hiện tương tự với bên còn lại. Hãy lặp lại động tác này từ 4 đến 10 lần.
Hãy cố gắng tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Giãn cơ đùi
Tương tự như bài tập giãn cơ vai, bài tập giãn cơ đùi cũng cần được thực hiện từ 4 đến 10 lần mỗi ngày. Bạn hãy đứng thẳng, dùng tay giữ một chân kéo về phía sau mông, hãy nhớ là cần duy trì cột sống thẳng để bài tập đạt hiệu quả. Thực hiện giữ nguyên tư thế này trong 20-30 giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Tương tự thực hiện với bên còn lại, bạn cũng có thể sử dụng bài tập này với tư thế nằm sấp.
Bài tập thở chúm môi
Khó thở là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân F0 phải đối mặt cùng với sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi,… Bài tập thở chúm môi này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn, hãy duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để tăng hiệu quả bài tập nhé. Với bài tập này, động tác chúm môi sẽ tạo một lực đẩy khí bị ứ trong phế nang ra bên ngoài, giúp cản bớt khí khiến cho đường thở không bị xẹp trong lúc bạn thở ra. Do đó, phổi của bạn sẽ được thông khí tốt hơn và tăng lưu lượng oxy.
Với bài tập này, bạn nên lựa chọn không gian yên tĩnh, ngồi trên ghế với tư thế thoải mái, thả lỏng người. Thực hiện hít vào bằng mũi, mím môi trong 2 - 3 giây, chúm môi và thở ra từ từ bằng miệng. Lặp lại động tác hít vào, thực hiện mím hai môi và thở ra, chúm môi cho đến khi cảm nhận được mức độ khó thở được giảm xuống.
Bài tập thở chúm môi giúp phổi thông khí và tăng lưu lượng oxy
Thở bụng
Bài tập thở bụng sẽ giúp cơ hoành hoạt động mạnh mẽ hơn, góp phần hỗ trợ sự hô hấp. Thực hiện bài tập này bằng tư thế ngồi trên ghế, người hơi ngửa ra phía sau. Tiến hành đặt một tay trên bụng và tay còn lại trên ngực, hít thở chậm và cảm nhận sự di chuyển của ngực và bụng. Người bệnh hít vào bụng nhô lên, nín thở vài giây và thở ra, lúc này bụng sẽ xẹp xuống. Với bài tập này, F0 cần luyện tập thường xuyên để tăng sức mạnh cho cơ hoành.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây về bài tập cho F0 tại nhà sẽ giúp ích phần nào trong quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân không may mắc Covid-19. Bên cạnh việc luyện tập thể dục, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cân bằng thời gian nghỉ ngơi để tăng cường sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!