Các tin tức tại MEDlatec
Cách điều trị và phòng tránh cúm mùa
Key: cúm mùa
Bệnh cúm mùa: Dấu hiệu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa, điều trị
Cúm mùa do các chủng virus gây ra, chẳng hạn như virus cúm A, B hay C. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể không kịp thời đáp ứng với những chuyển biến nhanh chóng của thời tiết. Vậy cần lưu ý gì khi điều trị bệnh và cách phòng tránh như thế nào?
1. Cúm mùa: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
- Cúm mùa do virus gây ra và thường được phân loại như sau:
● Cúm A: Được đánh giá là loại cúm nguy hiểm và có nhiều chủng gây bệnh, chẳng hạn như cúm A(H5N1), cúm A(H1N1),...
● Cúm C: Loại cúm mùa này gần giống với cảm lạnh.
● Cúm B: Chỉ có một chủng gây bệnh.
- Nguyên nhân gây ra bệnh cúm mùa là sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Khi cơ thể không kịp thích nghi với những thay đổi đột ngột, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cúm.
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân gây cúm mùa
- Triệu chứng của cúm mùa
Sau khi nhiễm virus, bệnh nhân thường ủ bệnh trong khoảng 2 ngày. Sau đó, các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát. Người bệnh có thể bị sốt, chóng mặt, đau đầu, đau cơ bắp, có cảm giác ớn lạnh, chán ăn.
Người bệnh có biểu hiện ho nhiều
Càng về sau, những biểu hiện của bệnh càng rõ ràng hơn, có thể kể đến như ngạt mũi, ho, đau rát họng, tức ngực, khó thở và sưng hạch, tiêu chảy, nôn,.... Tuy nhiên, đa số những triệu chứng bệnh thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Khoảng 5 ngày sau đó, các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt, riêng triệu chứng ho và mệt mỏi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau.
2. Cúm mùa nguy hiểm như thế nào?
Đa số các trường hợp mắc cúm mùa đều có thể tự khỏi trong khoảng một tuần. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp gặp biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan, cần điều trị nhanh chóng và dứt điểm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm mùa được thể hiện rõ qua những yếu tố sau:
- Là căn bệnh dễ lây lan: Bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh trong các tình huống như nói chuyện với khoảng cách gần, người bệnh ho và hắt xì hơi, tay chạm vào những đồ vật có chứa virus sau đó đưa lên miệng, mũi,...
- Nguy cơ biến chuyển thành ác tính: Nhiều người mắc bệnh mà không cần điều trị nhưng cũng có những trường hợp bệnh đột ngột chuyển biến nặng dẫn tới những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy đa tạng,... thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh dễ tiến triển nặng ở những trường hợp như người mắc bệnh mạn tính, bà bầu, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi,... Do đó, những đối tượng này cần được theo dõi chặt chẽ nếu nhiễm cúm mùa. Nếu xảy ra bất thường, dù là nhỏ nhất cũng cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Cúm mùa có thể gây nguy hiểm cho bà bầu
- Nguy hiểm đối với bà bầu: Nếu nhiễm cúm mùa khi đang có thai, bà bầu có nguy cơ gặp phải biến chứng về phổi và nguy cơ bị sảy thai. Mẹ bầu bị cúm trong 3 tháng đầu tiên có thể gây biến chứng cho thai nhi, thường gặp nhất là những bệnh lý về hệ thần kinh trung ương.
3. Phương pháp điều trị cúm mùa
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm, người bệnh thường khỏi bệnh sau 5 đến 7 ngày mà không cần điều trị.
- Nếu không nằm trong nhóm nguy cơ cao thì không cần dùng thuốc. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, không nên ra ngoài để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng virus để giúp giảm triệu chứng, hạn chế kéo dài bệnh và hạn chế gây biến chứng. Tuy nhiên, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu những triệu chứng bệnh cúm kéo dài quá một tuần. Người bệnh đã sử dụng thuốc hạ sốt mà vẫn sốt cao, có biểu hiện ho nhiều, tức ngực,... thì cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử trí sớm.
4. Phòng bệnh cúm mùa bằng cách nào?
Hiện nay, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh khá hiệu quả. Vắc xin có thể giúp chúng ta tạo kháng thể để tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của virus. Những trường hợp cần tiêm phòng cúm mùa hàng năm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền,...
Ngoài tiêm phòng, mỗi người cũng cần có ý thức phòng tránh bệnh bằng những cách sau:
Tiêm phòng là cách phòng tránh cúm hiệu quả
- Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi vừa ra ngoài hoặc vừa đến những nơi công cộng trở về nhà.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nếu dùng tay che miệng thì cần rửa tay bằng xà phòng. Trường hợp dùng giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác.
- Cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng làm việc, trường học,... Đặc biệt, cần dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch các bề mặt, đồ vật hay dùng đến, đồ chơi của trẻ nhỏ,...
- Nếu cơ thể có bất cứ thay đổi gì thì không nên chủ quan, cần đi khám sớm để được xử trí kịp thời. Trường hợp bị sốt, ho và đau họng, nhất là khi đang trong thời điểm dịch cúm thì cần nghỉ ngơi tại nhà, đồng thời thông báo cho trường học, cơ quan làm việc và cơ sở y tế địa phương để hướng dẫn cách ly và phương pháp xử trí.
- Những người dễ bị cúm hoặc có nguy cơ cao biến chứng như người có bệnh nền, trẻ nhỏ, người già, thai phụ,... thì cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ mắc bệnh.
- Không tự ý dùng thuốc kháng virus mà cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh và đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất để nâng cao thể trạng sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về cách điều trị và phòng tránh cúm mùa. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, có nhu cầu đặt lịch khám hoặc tiêm phòng cúm, mời quý khách hàng liên hệ tới tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!