Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có nguy hiểm không, biểu hiện thế nào?
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có nguy hiểm không, biểu hiện thế nào?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gồm có 4 cấp độ đặc trưng. Trong đó, bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên, mức độ nhẹ nhưng vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông tin cụ thể hơn về cấp độ này sẽ được các chuyên gia của MEDLATEC cung cấp ngay dưới đây.
1. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có nguy hiểm không?
Về cơ bản, bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường không ảnh hưởng đến nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 sẽ khỏi trong vòng tối đa 10 ngày điều trị, và chỉ cần điều trị ngoại trú, theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, đối với trẻ em đặc biệt là trẻ nhũ nhi, thời gian có thể kéo dài hơn và xuất hiện một số biến chứng nặng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
2. Biểu hiện bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 chủ yếu được gây ra bởi 2 chủng virus chính là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Khi các loại virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 rất dễ nhận biết, bao gồm:
● Sốt: trẻ bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường mệt mỏi, uể oải, chán ăn, sốt nhẹ từ 38-39 độ.
● Bọng nước: một vài ngày sau sốt, cơ thể trẻ xuất hiện các bọng nước ở trên da, đặc biệt hay gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, lưỡi, khoang miệng,... Các bọng nước này khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét, khiến cho trẻ khó chịu, đau, ngứa, gãi
● Chán ăn, bỏ bữa: xuất hiện tình trạng này một phần do trẻ cảm thấy mệt mỏi khi bị sốt, mặt khác là do các vết loét xuất hiện trong khoang miệng gây cản trở quá trình ăn uống.
● Đau nhức tại vị trí các cơ, và vùng đầu.
● Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc và hay bị giật mình.
● Trẻ em hay quấy khóc và chảy nhiều nước miếng do các vết loét xuất hiện trong cổ họng.
3. Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào chữa bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể không quá nghiêm trọng nên bệnh nhân có thể điều trị tại nhà kết hợp với việc theo dõi tình trạng tại các cơ sở y tế. Dù vậy, trong quá trình điều trị mọi người vẫn cần đảm bảo một số quy tắc sau:
● Tránh tuyệt đối sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không tồn tại bội nhiễm.
● Ưu tiên sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo kê đơn của bác sĩ. Nếu cơn sốt không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.
● Sử dụng gel Antacid để chữa lành các vết loét, giảm đau, thuận lợi cho việc nhai nuốt và khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn ở một số vị trí nhạy cảm như cổ họng.
● Súc miệng thường xuyên với nước muối 0,9%.
● Tiến hành khám ngay khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở nhanh, sốt cao liên tục > 39 độ C, quấy khóc và nôn nhiều, tay chân lạnh, co giật, li bì hoặc hôn mê,...
● Để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh.
● Tuân thủ theo đúng lịch tái khám của bác sĩ đã đề ra.
● Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, tình trạng tim mạch và huyết áp thường xuyên.
Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 đều được điều trị khỏi hoàn toàn tại nhà trong vòng tối đa 10 ngày kể từ khi virus xuất hiện trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Bên cạnh đó, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình tự điều trị bệnh tại nhà. Đó là:
● Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
● Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng.
● Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng nước như các loại hoa quả cam, quýt.
● Sử dụng các loại kem mềm giúp giảm đau cổ họng.
4. Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh tay chân miệng cấp độ 1 mọi người cần đặc biệt chú ý những điều sau:
● Dọn dẹp vệ sinh không gian sống thường xuyên, lau nhà và khử khuẩn các bề mặt mà mọi người trong gia đình hay tiếp xúc.
● Nếu có trẻ nhỏ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đồ chơi, tránh để bé ngậm mút tay và các đồ vật khác.
● Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi làm một việc gì đó hoặc trước khi ăn.
● Nếu mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 hãy tự cách ly ở nhà từ 7 đến 10 ngày tránh dịch phát tán, lây lan rộng ra môi trường công sở hoặc trường học.
● Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh.
● Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp: ăn chín, uống sôi và đảm bảo các dụng cụ nấu nướng hay bát đĩa luôn trong tình trạng sạch sẽ.
Đảm bảo tuân thủ những phương pháp trên sẽ hạn chế được việc lây lan bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng chuyển cấp độ, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh nhanh chóng.
Cần chủ động phòng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng người mắc cần sát sao theo dõi tình trạng và nhập viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như đã đề cập ở trên.
Hiện nay, để thăm khám, điều trị bệnh chân tay miệng, bạn có thể đến các cơ sở phòng khám hoặc Bệnh viện Đa khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm các thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng cấp độ 1, hoặc đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!