Các tin tức tại MEDlatec
Bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào thì an toàn?
- 04/11/2021 | Cách bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ giúp tăng cường đề kháng
- 07/11/2021 | Vitamin B1 và những điều bạn cần biết đối với sức khỏe
- 11/09/2021 | Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Ăn quả gì nhiều vitamin C nhất?
- 07/11/2021 | Top 10 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D cho trẻ
1. Vi khoáng chất là gì?
Vi khoáng chất không chỉ là nguồn dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động và phát triển mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật,... Một số loại khoáng chất chính có thể kể đến gồm photpho, natri, canxi, clorua, kali,… Trong đó, vi khoáng chất được biết đến là các loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể.
Tìm hiểu chung về vi khoáng chất là gì?
Các nguồn khoáng chất dụng nạp cho cơ thể chủ yếu thông qua thức ăn, một số sản phẩm chức năng và thuốc bổ. Tuy nhiên, không phải loại khoáng chất nào cũng được xếp loại vào nhóm vi khoáng chất. Vậy vi khoáng gồm những chất nào? Một số loại vi khoáng quen thuộc như cobalt, đồng, kẽm, mangan, selen, iot, crom,... Mặc dù vi khoáng là nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với quá trình vận hành của nhiều cơ quan nhưng hàm lượng cần cung cấp cho cơ thể thường rất nhỏ.
Vi khoáng chất không chỉ giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt mà còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và trí tuệ. Do đó, ba mẹ nên quan tâm và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con từ khi còn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng, giúp con trẻ phát triển toàn vẹn. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm hiểu cách bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào là đúng để cơ thể trẻ được hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
2. Những bệnh lý liên quan đến sự thiếu hụt vi khoáng ở trẻ
Nhiều người cho rằng hàm lượng vi khoáng cần cung cấp cho cơ thể thường rất ít nên việc thiếu hụt nguồn dinh dưỡng này cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì vi khoáng là chất không thể thiếu để cơ thể vận hành và phát triển. Vậy sự thiếu hụt vi khoáng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nào?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi khoáng, sau đây là một số chia sẻ của bác sĩ về những hậu quả cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng vi khoáng. Cụ thể gồm:
2.1. Suy dinh dưỡng
Hầu hết các trẻ được chẩn đoán bị suy dinh dưỡng đều liên quan đến tình trạng thiếu hụt vi khoáng chất. Bởi vì vi khoáng chất là nguồn dinh dưỡng bắt buộc phải có để tham gia vào quá trình tiêu hóa. Do đó, sự thiếu hụt của chúng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất khiến trẻ ăn ít, lười ăn và chậm tăng cân.
Trẻ thiếu hụt vi khoáng dễ bị suy dinh dưỡng
2.2. Chậm phát triển trí não
Vi khoáng là nhóm chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ, nhất là giai đoạn phát triển đầu đời. Khi trẻ thiếu hụt vi khoáng có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng liên quan đến sự phát triển của khả năng tiếp thu, nhanh nhạy, quản lý cảm xúc,... Ngoài ra, những trường hợp thiếu vi khoáng dẫn đến chậm phát triển trí não thường không bộc lộ rõ rệt. Do đó, việc phát hiện muộn cũng gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng hồi phục về sau.
2.3. Hệ miễn dịch yếu
Theo bác sĩ, các vi khoáng chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành cũng như hoàn thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, sự thiết hụt của vi khoáng sẽ khiến khả năng miễn dịch bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và nhiễm bệnh.
3. Bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào?
Dựa trên kết quả của một số báo cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam cho thấy tình trạng thiếu vi khoáng ở trẻ đang ngày càng đáng báo động vì gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Thực tế, vi khoáng là nguồn dưỡng chất không thể tự sản sinh nhưng lại rất cần thiết đối với các quá trình vận hành của cơ thể. Vậy bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào là đúng cách?
Bổ sung vi khoáng cho trẻ thông qua thức ăn
Ba mẹ có thể dễ dàng bổ sung vi khoáng chất cho con trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vi khoáng trong hàm lượng cho phép. Cụ thể liều lượng trung bình theo ngày như:
-
Với Iot: loại vi khoáng này thường chứa nhiều trong các thực phẩm như sữa chua, cá tuyết, rong biển và hàm lượng bổ sung phù hợp nhất cho trẻ là từ 150mcg.
-
Với Sắt: để bổ sung thêm sắt, bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm như rau bina, đậu trắng, hàu và hàm lượng bổ sung hợp lý nhất là từ 8 - 18mg.
-
Với Kẽm: thường được tìm thấy nhiều trong đậu gà, cua, hàu và hàm lượng bổ sung thích hợp cho trẻ dao động từ 8 - 11mg.
-
Với Florua: ba mẹ có thể tăng cường cho con trẻ ăn thêm trái cây, cua, nước và hàm hàm bổ sung hợp lý là từ 3 - 4 mg.
-
Với Mangan: chứa nhiều trong các thực phẩm của đậu phộng, hồ đào, dứa và hàm lượng bổ sung phù hợp cho trẻ là từ 1.8 - 2.3 mg.
-
Với Đồng: vi khoáng này thường chứa nhiều trong cua, gan, hạt điều và hàm lượng bổ sung thích hợp cho trẻ là 900mcg.
4. Vai trò của từng loại vi khoáng đối với cơ thể
Ngoài việc thắc mắc bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào là đúng cách thì ba mẹ còn băn khoăn về vấn đề chỉ bổ sung một vài vi khoáng cho cơ thể được không? Thực tế, mỗi loại vi khoáng sẽ có một vai trò khác nhau đối với sức khỏe, cụ thể như:
4.1. Iot
Iot là một vi chất tham gia vào quá trình tạo hormone của tuyến giáp T3, T4 nên chúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tuyến giáp. Ngoài ra, iot còn đảm nhận nhiệm vụ tổng hợp hormone để điều chỉnh, phát triển hệ sinh dục, hệ thần kinh trung ương cũng như duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động. Đối với ruột non, iot còn tham gia tổng hợp protein và dung nạp đường.
4.2. Crom
Crom là khoáng chất đảm nhận nhiệm vụ thúc đẩy sự hiện diện của Insulin nhằm thực hiện vai trò cân bằng đường huyết, ổn định đường máu. Sự thiếu hụt vi khoáng crom có thể dẫn đến suy giảm hàm lượng của nhóm Cholesterol tốt, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tạo điều kiện thuận lợi để mỡ tích trữ lại ở nhiều cơ quan.
4.3. Kẽm
Kẽm là khoáng chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và hoạt động của nhiều loại enzyme của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn đảm nhận nhiệm vụ thúc đẩy nhu cầu ăn uống, hỗ trợ trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn, tăng cường khả năng phát triển toàn diện cho trẻ.
Kẽm giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn
4.4. Mangan
Theo bác sĩ, Mangan đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hô hấp của tế bào, sự chuyển hóa Gluxit, khả năng phát triển của xương cũng như các hoạt động của não bộ. Do đó, vi khoáng này được đánh giá là nguyên tố vi lượng cơ bản đối với sự sống. Bên cạnh đó, loại khoáng chất này còn tham gia vào quá trình sản xuất hormone giới tính, tổng hợp các axit béo và thúc đẩy khả năng chuyển hóa của tuyến giáp.
4.5. Selen
Selen được xem là loại vi chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể, là nguồn dưỡng chất giúp cơ thể có thể vượt quá nhiều bệnh tật. Ngoài ra, Selen còn là yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa iot để sản sinh các hormone tuyến giáp cho cơ thể.
4.6. Cobalt
Cobalt là vi khoáng chủ yếu được tích lũy ở gan với hàm lượng rất ít. Tuy nhiên, vi khoáng này là nguyên tố chính đối với loại vitamin B12 vì chúng đảm nhận nhiệm vụ chống thiếu máu, hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh, gia tăng khả năng ghi nhớ của trí não và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn dễ dàng giải đáp được thắc mắc bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào mới hiệu quả. Ngoài ra, bạn đọc còn được cung cấp thêm một số thông tin hữu ích về chức năng của từng loại vi khoáng đối với cơ thể chúng ta.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!