Các tin tức tại MEDlatec
Các loại thuốc giảm đau đầu và lưu ý khi sử dụng
- 26/10/2022 | Bật mí cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả nhất
- 10/01/2023 | Cách trị đau bao tử tại nhà giúp giảm đau cấp tốc
- 10/02/2023 | Sử dụng thuốc Fenaflam để giảm đau bụng kinh và những lưu ý dành cho bạn
1. Khái niệm về các loại thuốc giảm đau đầu
Triệu chứng đau đầu là tình trạng rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng trải qua. Cơn đau đầu có thể ở các cấp độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, có khi là đau nửa đầu nhưng cũng có trường hợp bị đau cả đầu.
Cơn đau đầu được chia thành 2 dạng:
-
Đau đầu nguyên phát: chiếm phần lớn trong các trường hợp đau đầu, không xuất phát từ tổn thương não bộ, gồm đau do căng cơ, đau từng cụm hoặc hội chứng đau nửa đầu Migraine,...;
-
Đau đầu thứ phát: tỷ lệ các trường hợp đau đầu thứ phát thường ít hơn do các bệnh lý vùng đầu như chấn thương sọ não, u não, tăng áp lực nội sọ, hay các bệnh như bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, bệnh tai mũi họng,...
Triệu chứng đau đầu là tình trạng rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng trải qua
Các loại thuốc giảm đau đầu thường được dùng để phòng ngừa và giảm thiểu các biểu hiện đau đầu ở nhiều mức độ khác nhau. Thuốc đau đầu bao gồm 2 nhóm là thuốc giảm đau đầu kê đơn và không kê đơn. Người bệnh có thể tự mua tại các hiệu thuốc để sử dụng nhưng cũng có trường hợp đau đầu là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh lý nào đó cần phải được thăm khám chuyên sâu và có chỉ định điều trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Các nhóm thuốc đau đầu không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn thường áp dụng cho những trường hợp đau đầu mức độ nhẹ và vừa. Nhóm thuốc này ít gây tác dụng phụ và không cần có chỉ định của bác sĩ bạn cũng có thể mua tại các hiệu thuốc.
Acetaminophen (Paracetamol, Panadol)
Hoạt chất Acetaminophen thường được tìm thấy trong các thuốc giảm đau đầu với 2 loại thuốc phổ biến là Panadol và Paracetamol. Thuốc có tác dụng nhanh, ít phản ứng phụ và khá an toàn, hiệu quả đối với các trường hợp đau đầu từ nhẹ đến trung bình.
Thuốc được bào chế theo các dạng như viên sủi, viên nén hay viên con nhộng. Người bệnh có thể dùng từ 1 - 2 viên (liều 500mg) cho 1 lần và không dùng quá 4 lần trong vòng 24h. Khoảng cách giữa các lần uống nên tối thiểu là 4 tiếng.
Đối với trẻ em thì có thể lựa chọn dạng uống paracetamol ở dạng siro hoặc đặt hậu môn (viên đạn). Cần lưu ý về cân nặng và liều lượng khi dùng paracetamol cho trẻ. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ nhi khoa khi cho trẻ dùng thuốc.
Ibuprofen (nhóm NSAID)
Ibuprofen cũng là thuốc giảm đau đầu hiệu quả, nhất là khi bạn bị căng thẳng dẫn đến đau đầu. Bên cạnh đó thuốc còn giúp giảm viêm (ví dụ như viêm khớp).
Dạng bào chế của Ibuprofen bao gồm viên sủi, viên nhộng, viên nén hoặc gel bôi ngoài da. Đối với người lớn liều dùng khuyến nghị là 2 viên/lần (200mg), mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu 6h.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau đầu dữ dội thì có thể tăng liều lượng lên 800mg nhưng cần phải dùng dưới chỉ định của bác sĩ. Không dùng ibuprofen cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi và phụ nữ có thai để giảm đau đầu.
Panadol là thuốc đau đầu được dùng phổ biến
Naproxen (nhóm NSAID)
Đây cũng là một thuốc giảm đau khác thuộc nhóm NSAID, được sản xuất theo dạng viên con nhộng, dạng gel, viên sủi hay viên nén. Công dụng chính của thuốc là hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu dai dẳng.
Bạn nên dùng thuốc khi xuất hiện cơn đau đầu, mỗi lần uống phải cách nhau khoảng 8 - 12 giờ. Naproxen không phù hợp với phụ nữ có thai, người đang có kế hoạch mang thai hoặc các mẹ đang cho con bú.
Cần lưu ý là các thuốc thuộc nhóm NSAID đều có thể gây ra các tác dụng phụ đó là:
-
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày;
-
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn, đi phân lỏng,...;
-
Chảy máu đường tiêu hóa: nôn ra máu, phân đen hoặc màu cà phê;
-
Dị ứng thuốc;
-
Cơ thể mệt mỏi.
Aspirin
Aspirin cũng là thuốc giảm đau đầu, hạ sốt, kháng viêm phổ biến. Ở Việt Nam loại thuốc này được sản xuất theo bột hòa tan và dạng viên nén, hiếm gặp hơn là viên đạn đặt hậu môn.
Một người bình thường khi sử dụng aspirin sẽ dùng theo liều 1 hoặc 2 viên (300mg), mỗi lần uống cách nhau từ 4 - 6 giờ. Aspirin không nên dùng cho trẻ dưới 16 tuổi ngoại trừ trường hợp có chỉ định cụ thể từ bác sĩ để hạn chế những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Khi dùng aspirin để giảm đau đầu cần lưu ý các tác dụng phụ sau:
-
Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, phân đen hoặc chất nôn như bã cà phê,...;
-
Giảm thính lực, ù tai;
-
Đau dạ dày;
-
Trẻ em có thể bị hội chứng Reye rất nguy hiểm.
3. Các loại thuốc giảm đau đầu kê đơn
Đối với những người bị đau đầu mạn tính, cơn đau nghiêm trọng hơn thì sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu theo toa do bác sĩ chỉ định, phổ biến như các thuốc dưới đây:
-
Oxaprozin;
-
Triptans;
-
Nabumetone;
-
Etodolac;
-
Diclofenac;
-
Indomethacin.
Dựa trên biểu hiện đau, tần suất, nguyên nhân gây đau đầu và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân loại thuốc phù hợp nhất. Nếu như bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc trên thì bác sĩ có thể chỉ định cho dùng Opioids. Thuốc có công dụng giảm nhẹ triệu chứng đau đầu từ vừa đến nặng, biểu hiện dai dẳng.
4. Các loại thuốc giảm đau đầu có thể gây ra tác dụng phụ gì?
Nếu dùng sai liều lượng hay làm dụng thuốc đau đầu trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc, khiến cho tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Khi dùng thuốc đau đầu liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, cụ thể là não bộ.
Việc lạm dụng thuốc (ibuprofen, acetaminophen hay aspirin) trong thời gian dài sẽ làm sai lệch chức năng cảnh báo tín hiệu của bộ phận kiểm soát cảm giác đau và truyền tín hiệu trong hệ thần kinh. Do đó thay vì cảm thấy bớt đau đầu thì bạn có thể sẽ có cảm giác đau nhiều hơn, tác dụng của thuốc càng ngày càng giảm và không đạt hiệu quả như ban đầu.
Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau đầu có thể làm giảm tác dụng của các thuốc tránh thai nếu bạn lạm dụng chúng, đồng thời còn gây ra những tác dụng không mong muốn khác như:
-
Chóng mặt, tê chân tay;
-
Da nổi mẩn đỏ, ngứa ra, phát ban;
-
Căng cơ, đau ngực, đau hàm, đau lưng;
-
Người luôn nóng bừng hoặc bị ớn lạnh;
-
Đắng miệng, khô miệng;
-
Buồn ngủ, người mệt mỏi;
-
Thường xuyên đổ nhiều mồ hôi;
-
Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, táo bón, buồn nôn,...;
-
Thay đổi tâm trạng.
Aspirin cũng là thuốc giảm đau đầu, hạ sốt, kháng viêm phổ biến
Nếu gặp phải các triệu chứng bất thường nêu trên trong quá trình dùng thuốc đau đầu, bạn nên đi khám và thông báo với bác sĩ.
5. Dùng thuốc đau đầu cần lưu ý những gì?
Để tránh gặp phải các tác dụng phụ cũng như đạt hiệu quả điều trị, khi dùng các loại thuốc giảm đau đầu bạn cần lưu ý những điều như sau:
-
Đối với thuốc đau đầu không kê đơn: cần đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đảm bảo sử dụng đúng liều lượng không lạm dụng thuốc;
-
Trước khi dùng thuốc đau đầu hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, nhất là các thuốc như naproxen natri, ibuprofen hay aspirin;
-
Không dùng thuốc với chất kích thích, thuốc chứa cafein hay thuốc an thần;
-
Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu và cần có sự tư vấn về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thì có thể đi khám tại Chuyên khoa nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại (máy chụp CT, MRI,...) đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn chi tiết hơn, mời quý bạn đọc liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!