Các tin tức tại MEDlatec
Các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao và cách nhận biết
- 01/05/2024 | Cholesterol thấp là như thế nào? Có nguy hiểm không?
- 01/05/2024 | LDL Cholesterol cao thì sao và cần làm gì để giữ chỉ số này ổn định?
- 01/05/2024 | Cách đọc chỉ số Cholesterol: hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu
1. Các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao
Cholesterol trong máu có hai loại là C-LDL và C-HDL. Nếu hàm lượng C-LDL tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng xơ vữa động mạch dẫn đến tắc nghẽn và biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ Cholesterol trong máu. Một số thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng mức Cholesterol bao gồm:
- Thực phẩm chiên rán: Khoai tây chiên, gà rán và các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn nhanh: Bánh mì kẹp thịt, pizza và các loại đồ ăn nhanh khác có thể chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Bánh kẹo, bánh quy và đồ ngọt công nghiệp thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh.
- Rượu, bia: Việc thường xuyên sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, nước ngọt sẽ làm tăng hàm lượng Cholesterol trong máu.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là tác nhân làm tăng nồng độ Cholesterol
Thiếu hoạt động thể chất
Việc không thường xuyên vận động thể chất có thể làm tăng mức Cholesterol LDL (Cholesterol xấu) và giảm mức Cholesterol HDL (Cholesterol tốt), đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Chính vì vậy mà tập thể dục được xem là biện pháp giúp phòng ngừa cũng như giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu.
Thừa cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng mức Cholesterol LDL và Cholesterol toàn phần đồng thời giảm mức Cholesterol HDL. Việc duy trì một cân nặng lý tưởng thông qua chế độ ăn uống và tập luyện là cách hiệu quả để kiểm soát Cholesterol.
Thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm giảm mức Cholesterol HDL, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho chính bản thân và những người xung quanh. Vì vậy, bỏ thuốc là cách để duy trì mức Cholesterol lý tường trong máu và bảo vệ chính mình.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao ở trên thì một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, thận, tim mạch,… cũng ảnh hưởng đến nồng độ Cholesterol trong máu. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng góp phần khiến Cholesterol tăng cao. Nếu gia đình bạn có tiền sử Cholesterol cao thì bạn sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Vì vậy cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và luyện tập tích cực để phòng bệnh.
Cholesterol tăng cao có thể do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá
2. Cách nhận biết khi Cholesterol tăng cao
Tình trạng Cholesterol tăng cao thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên người bệnh dễ nhầm lẫn hoặc chủ quan bỏ qua. Điều này khiến cho việc điều trị khó khăn và tốn kém chi phí hơn.
Biểu hiện khi Cholesterol trong máu tăng cao
Thông thường, tình trạng Cholesterol cao không gây ra triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu trên da có thể chỉ ra mức Cholesterol cao, bao gồm thay đổi màu da, sự xuất hiện của vẩy nến, đường màu xám hoặc trắng xung quanh mắt. Các biểu hiện khác có thể bao gồm:
- Ban vàng mí mắt, còn gọi là xanthomas, là những mảng vàng trên da.
- Cung giác mạc, hay còn gọi là corneal arcus, là một đường mờ xung quanh giác mạc.
- Lichen phẳng (Lichen planus), một tình trạng da có thể liên quan đến rối loạn lipid máu.
Cholesterol trong máu tăng cao dễ dẫn đến đột quỵ và bệnh tim mạch
Làm gì để ổn định nồng độ Cholesterol trong máu?
Sau khi biết các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao cũng như dấu hiệu nhận biết thì bạn có thể tự kiểm soát nồng độ của hợp chất này trong máu bằng cách thực hiện một số thay đổi sau:
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Thói quen ăn uống có tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện nồng độ Cholesterol. Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, giảm thiểu tiêu thụ chất béo bão hòa, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Bỏ thuốc lá: Việc bỏ thuốc lá có thể cải thiện mức Cholesterol HDL và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế uống rượu: Trong thời gian đang điều trị bệnh thì không sử dụng rượu, bia. Đối với những trường hợp dự phòng thì sử dụng ở mức hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát mức Cholesterol. Bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao cũng như mức độ nguy hiểm để từ đó chú ý hơn về lối sống, chế độ luyện tập có thể giúp bạn kiểm soát và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm Cholesterol trong máu có thể phát hiện sớm tình trạng bất thường và lên phương án điều trị kịp thời.
Nếu bạn chưa biết nên kiểm tra sức khỏe và nồng độ Cholesterol trong máu ở đâu thì hãy đến ngay những cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để chủ động theo dõi nồng độ Cholesterol trong máu.
MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đồng thời sở hữu Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC hiện đại, quản lý chất lượng Xét nghiệm bằng 2 tiêu chuẩn quốc tế song hành là ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ). Vì thế, khách hàng khi thăm khám, làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tại đây có thể an tâm về kết quả nhận được.
Chủ động kiểm tra Cholesterol trong máu tại nhà với dịch vụ của MEDLATEC
Để đặt lịch khám hoặc lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hỗ trợ chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!