Các tin tức tại MEDlatec
Các thông tin cơ bản về u tuyến nước bọt mà bạn nên biết!
- 21/01/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh u tuyến nước bọt mang tai
- 03/06/2022 | Bệnh viêm tuyến nước bọt có để lại biến chứng nặng hay không?
- 12/03/2022 | Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết!
1. U tuyến nước bọt là như thế nào?
U tuyến nước bọt là trình trạng gây ra bởi tăng sinh một cách bất thường của các tế bào tại tuyến mang tai. Sau đó, dần hình thành nên các khối u. Các khối u này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có tuyến nước bọt đi qua như má, môi, cổ họng hay miệng. Trong đó, vị trí thường gặp các khối u tuyến nước bọt nhiều nhất là ở mang tai.
U tuyến nước bọt tại vùng cổ
Về phân loại, các khối u tuyến nước bọt được chia thành:
-
U lành tính chiếm đến 80%. Các khối u không gây ra các cảm giác đau đớn, về cơ bản không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có xu hướng phát triển chậm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các khối u có thể biến chuyển thành u ác tính khi không được điều trị.
-
U ác tính gây cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh, tốc độ phát triển của khối u cũng rất nhanh. Trong quá trình phát triển, các khối u thường dính vào mô xung quanh hoặc gây chèn ép lên các dây thần kinh khiến mặt có thể bị liệt. Hoặc cũng có thể biến chuyển thành ung thư.
2. Nguyên nhân hình thành các khối u tại tuyến nước bọt?
Các nguyên nhân chính xác khiến u tuyến nước bọt hình thành vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý có thể kể đến như:
-
Bị nhiễm virus, ví dụ như SV40 hay EBV.
-
Người bệnh có tần suất tiếp xúc cao với các môi trường sống hay làm việc có chứa chất độc hại, hóa chất.
-
Người có lối sống thiếu khoa học và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
3. Các triệu chứng nhận biết u tại tuyến nước bọt
Các triệu chứng để nhận biết u tại tuyến nước bọt là không nhiều, có thể kể đến như sau:
U tuyến nước bọt lành tính
-
Khối u phát triển rất chậm, ít thay đổi kích thước sau thời gian dài.
-
Không gây ra các cảm giác đau.
-
Khi khối u đột nhiên có xu hướng phát triển nhanh về kích thước do bị nhiễm trùng hoặc chảy máu trong khối u tại thành các nang. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy có cảm giác đau tức tại tại khối u và các vị trí xung quanh.
U tuyến nước bọt ác tính
-
Khối u phát triển nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết các khối u, cục tại vùng cổ, miệng, má hoặc hàm.
-
Tại các vị trí xuất hiện u có cảm giác đau.
-
Khó nuốt hơn bình thường.
-
Bị tê liệt mặt.
-
Xuất hiện các dịch bất thường chảy ra từ tai.
Khối u ra các cảm giác đau nhức tại vùng khối u xuất hiện hoặc di căn
4. Các phương pháp dùng trong chẩn đoán khối u tại tuyến nước bọt
Để chẩn đoán u tuyến nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp sau:
Thăm khám sơ bộ
Bác sĩ tiến hành:
-
Quan sát có vị trí sưng, có khối u để đánh giá sự thay đổi của bề mặt da và các cử động của cơ mặt.
-
Sờ khối u để xác định các vùng khối u xuất hiện và liên quan.
-
Giới hạn độ di động của khối u và đánh giá khả năng phát triển của khối u.
Chụp X - quang
Mục đích của việc chụp X - quang chính là quan sát hình ảnh khối u một cách rõ ràng hơn.
Siêu âm hoặc chụp CT
Kết quả hình ảnh khối u được bác sĩ sử dụng đánh giá một cách chính xác về tính chất của khối u như kích thước, mức độ xâm lấn và khả năng di căn. Từ đó, đưa ra các gợi ý về khả năng khối u là ác tính hay lành tính.
Siêu âm đánh giá khối u tại tuyến nước bọt
Sinh thiết khối u
Phương pháp được sử dụng để chẩn đoán chính xác các tổn thương tại tuyến nước bọt (nếu có), đưa ra đánh giá về tính chất của khối u. Sinh thiết u tuyến nước bọt thường không gây ra các biến chứng với người bệnh sau thực hiện.
Đôi khi, kết quả sinh tiết có thể nhầm lẫn. Do đó, bác sĩ cần đánh giá một cách kỹ lượng kết quả sinh thiết kế hợp với thăm khám lâm sàng.
4. U tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Tuy các khối u tuyến nước bọt có tỷ lệ cao là khối u lành tính, ít ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng người bệnh vẫn không nên chủ quan. Bởi trong các trường hợp u là ác tính có thể dẫn đến ung thư tuyến nước bọt hoặc để lại một số di chứng tiêu cực với sức khỏe như:
-
Tê liệt mặt do khối u phát triển quá lớn và chèn ép và dây thần kinh.
-
Suy giảm nhanh chóng các khả năng thị lực của người bệnh. Lâu dài có thể gây ra mù lòa.
-
Di căn u tới các bộ phận khác của cơ thể như não, cổ, phổi,...
5. Các phương pháp điều trị u tuyến nước bọt ác tính
Với các khối u ác tính tại tuyến nước bọt, các phương pháp điều trị thường được chỉ định thực hiện có thể kể đến như:
-
Phẫu thuật để loại bỏ khối u.
-
Hóa trị liệu với việc sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư trong khối u.
-
Xạ trị cho khối u bằng cách sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X, neutron hoặc proton nhằm loại bỏ tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng nếu vẫn còn tồn tại các tế bào ung thư sau phẫu thuật.
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Với những tính chất nguy hiểm của các khối u tuyến nước bọt, ngay khi phát hiện các dấu hiệu - triệu chứng cảnh báo, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán tình trạng. Đồng thời sớm thực hiện các biện pháp điều trị để giảm thiểu các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ trong thăm khám và điều trị các khối u tại tuyến nước bọt thì bạn có thể tham khảo ngay MEDLATEC. Với chuyên khoa Tai - Mũi - Họng có sự quy tụ của đội ngũ chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm, các trang thiết bị Y khoa hiện đại, MEDLATEC cam kết mang đến chất lượng dịch vụ uy tín - chính xác - an toàn nhất cho người dùng.
Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tham khảo về các dịch vụ của MEDLATEC vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!