Các tin tức tại MEDlatec
Các thức ăn bổ phổi theo khuyến cáo của chuyên gia!
- 29/12/2022 | Thực đơn dinh dưỡng ngày Tết giúp bạn kiểm soát cân nặng
- 09/01/2023 | Củ lùn - thức ăn bổ và lành ai cũng nên thử ít nhất một lần
- 09/01/2023 | Cải xanh - thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình
1. Các nhóm thực phẩm, thực ăn bổ phổi
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn có thể bổ sung nhóm các thực phẩm, thức ăn dưới đây trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu muốn cải thiện sức khỏe cho phổi, gồm có:
Các loại rau cải
Thức ăn bổ phổi được chế biến từ nhóm các loại rau thuộc họ cải thư cải bắp, súp lơ xanh, cải xoăn,… là một trong những lựa chọn đầu tiên mà bạn có thể tham khảo. Nguyên nhân chính là trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, kali, sắt, vitamin,… với tác dụng chống và giảm tình trạng viêm, chống oxy hóa . Điều này vừa giúp sức khỏe phổi được cải thiện, vừa giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tăng thị lực.
Bắp cải nên được bổ sung trong khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe lá phổi
Nhóm các thực phẩm giàu vitamin C
Thực ăn bổ phổi tiếp theo mà bạn nên sử dụng chính là các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C như:
-
Hoa quả có múi (cam, quýt, bưởi,… ).
-
Ớt chuông.
-
Đu đủ.
-
Khoai tây.
-
Mùi tây.
-
Dứa.
Khi được cung cấp cho cơ thể, vitamin C không chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn đóng vai trò làm giảm các phản ứng viêm, giúp phổi lưu thông oxy, đẩy lùi sự hình thành của các tế bào ung thư tại phổi. Đặc biệt là khả năng bảo vệ phổi khỏi các cơn co thắt phế quản.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C được đánh giá là tốt cho phổi
Theo các chuyên gia, chỉ nên ăn hoặc dụng các loại thực phẩm, thuốc bổ sung vitamin C vào buổi sáng và hạn chế sử dụng sau chiều tối.
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một axit béo không no tốt cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung mỗi ngày. Đối với sức khỏe của phổi, Omega-3 giúp giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện bệnh hen suyễn. Ngoài ra, axit béo này cũng giúp tăng cường hoạt động của tim mạch,cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ,…
Các loại thức ăn bổ phổi giàu Omega-3 trong thực đơn nên được ưu tiên như cá hồi, cá thu, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt lanh,…), dầu oliu, hàu.
Nhóm thực phẩm giàu Carotene
Nhóm thực phẩm giàu Carotene là câu trả tiếp theo nếu bạn vẫn phân vân không biết đâu là thực phẩm bổ phổi nên sử dụng. Theo các chuyên gia về sức khỏe, các thức ăn có chứa hàm lượng cao Carotene được khuyến kích sử dụng để bảo vệ sức khỏe phổi, phòng ung thư, hen suyễn vì:
-
Carotene có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư phổi có thể xảy ra.
-
Bảo vệ niêm mạc đường hô hấp.
-
Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn tới hệ thống hô hấp gây tác động tiêu cực cho lá phổi.
Các thực ăn, thực phẩm giàu Carotene tốt cho phổi gồm có cà rốt, cà chua, cải xoong, đậu hà lan,…
Cà rốt là thực phẩm có tác dụng cải thiện và nâng cao sức khỏe cho lá phổi
Gừng
Để nâng cao sức khỏe cho lá phổi cũng như hệ thống tim mạch, bạn có thể kết hợp sử dụng gừng trong các nhóm ăn. Khi được sử dụng hợp lý, gừng có tác dụng giảm viêm, đào thải độc tố từ phổi. Người gặp tình trạng tắc nghẽn phổi cũng có thể sử dụng gừng để quá trình hô hấp trở nên thuận lợi hơn.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng chất hoạt tính allicin với tác dụng giảm viêm, chống khuẩn tốt cho phổi. Cùng với đó, tỏi cũng có tính chất chống oxy hóa với khả năng loại bỏ các gốc tự do, phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe lá phổi hoặc giảm các triệu chứng hen có thể bổ sung loại gia vị này vào chế độ ăn hàng ngày.
Tỏi là gia vị tốt cho người gặp các vấn đề về hen suyễn
Các nhóm thực phẩm khác
-
Thực phẩm giàu magie như bơ, chuối, măng tây,… giúp tăng giúp tích phổi, cải thiện lượng oxy được lưu thông cho hệ hô hấp.
-
Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây,… với thành phần flavonoid zeaxanthin, Lutein với tác dụng đẩy lùi mầm bệnh gây ung thư phổi, tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn.
-
Trà xanh đóng vai trò giảm viêm, đẩy lùi độc tốt và làm chậm các quá trình dị ứng trong cơ thể.
-
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B9 như đậu, nấm, thịt, dứa, gan động vật,…
2. Các nhóm thực phẩm không tốt cho phổi
Bên cạnh việc sử dụng các thức ăn bổ phổi, bạn cũng cần hạn chế hoặc không sử dụng với các thực phẩm không tốt cho sức khỏe lá phổi như sau:
Thuốc lá
Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong thuốc lá có chứa nhiều nicotin và các chất khác gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới sức khỏe phổi. Cụ thể như làm giảm khả năng miễn dịch của lá phổi, thay đổi chức năng của các cơ quan như phế quản, khí quản,… Hút thuốc lá thường xuyên cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi.
Muốn có một lá phổi tốt, bạn cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Không chỉ có người hút mà những sức khỏe lá phổi của người xung quanh hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, bạn nên nói “không” với việc hút thuốc.
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ
Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa dầu mỡ, hàm lượng cao chất béo no là yếu tố khiến đường hô hấp chịu gánh nặng cao hơn. Nguyên nhân chính là các chất béo sẽ có xu hướng bám vào thành cổ họng, thực quản và gây ra các vấn đề về đường hô hấp như tụ đờm, hen suyễn, ho khan kéo dài,... Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe lá phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thủy sản đông lạnh
Ăn quá nhiều các loại hải sản đông lạnh khiến tăng sản sinh đờm và gây khó khăn cho hệ bài tiết. Đối với người gặp các vấn đề về sức khỏe phổi trước đó có thể khiến gia tăng tổn thương phổi.
Trên đây là tổng hợp các thực ăn bổ phổi và không tốt cho phổi mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.
Khi có nhu cầu được tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe hoặc sử dụng dịch vụ thăm khám – điều trị tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!