Các tin tức tại MEDlatec
Cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ
https://docs.google.com/document/d/1Rgs4CGvovTuDirbNYRfZs4rWEwd--TVf/edit
Cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ
Ngủ ngáy là vấn đề có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Hiện tượng không chỉ gây phiền toái cho mọi người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và cần được điều trị sớm. Dưới đây là những gợi ý về cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ.
1. Nguyên nhân gây chứng ngủ ngáy ở phụ nữ
- Khi bạn ngủ, sự rung động của các mô ở các bộ phận khác nhau ở đường hô hấp trên tạo ra tiếng ngáy. Mức độ ngáy có thể chia thành các cấp độ như sau:
Ngáy ngủ gây nhiều phiền toái cho mọi người xung quanh
+ Cấp độ 1: Tình trạng ngáy diễn ra không nhiều, tiếng ngáy thường nhỏ và khi người bệnh nằm nghiêng thì không còn nghe thấy tiếng ngáy nữa.
+ Cấp độ 2: Triệu chứng ngáy vừa đến ngáy to. Nếu bệnh nhân nằm nghiêng khi ngủ thì hết ngáy.
+ Cấp độ 3: Dù nằm nghiêng, nằm thẳng hay nằm ở bất cứ tư thế nào, bệnh nhân cũng bị ngáy. Bên cạnh đó, có thể kèm theo tình trạng ngừng thở tạm thời. Khi thức dậy, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khô họng.
- Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ngáy ngủ ở chị em. Muốn áp dụng đúng cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ thì cần tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
+ Do ngáy nguyên phát: Là tình trạng gây hạn chế luồng không khí, giảm bão hòa oxy hoặc rối loạn nhịp tim khi ngủ.
+ Do rối loạn nhịp thở khi ngủ khi mắc phải một số bệnh lý như hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp trên, chứng ngưng thở khi ngủ,...
Với những trường hợp này, mặc dù triệu chứng ngáy không nguy hiểm nhưng chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn lại có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đột quỵ,...
Thừa cân ở nữ giới cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngáy ngủ
+ Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải chứng ngủ ngáy như phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ béo phì, các trường hợp thường xuyên dùng thuốc an thần, uống bia rượu, phụ nữ đang mang thai,.... Bên cạnh đó, cấu trúc bất thường chẳng hạn như lưỡi to, lệch vách ngăn mũi, amidan kích thước lớn, hẹp hầu bên,... cũng có thể khiến chị em bị ngáy khi ngủ.
2. Cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ
Dưới đây là một số cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ:
2.1. Các biện pháp chung
- Nên nằm nghiêng để hạn chế tình trạng ngáy ngủ. Khi người bệnh nằm ngửa, lưỡi gà và hàm dưới xép xuống dẫn đến cổ họng bị thu hẹp lại và gây khó thở, khiến người bệnh há miệng và dễ bị ngáy hơn.
Nằm nghiêng và gối cao để giảm ngáy ngủ
- Nên dùng gối có độ dày vừa, không thấp quá và không cao quá. Một chiếc gối êm ái và có độ cao vừa phải không chỉ giúp bạn có cảm giác thoải mái khi ngủ mà còn giúp luồng khí ở cổ họng theo luồng khí đi ra ngoài và không gây cản trở đường thở, từ đó giúp giảm chứng ngủ ngáy. Đồng thời, gối cao khi ngủ cũng giúp giảm trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
- Vệ sinh mũi họng trước khi ngủ bằng thuốc xịt mũi.
- Dùng trà mật ong khi ngủ để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn lưu thông không khí trong cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm còn có thể giúp giảm sưng cổ họng.
- Không nên uống rượu trước khi ngủ.
- Nếu phải uống thuốc an thần, nên uống trước khi ngủ vài giờ.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Không uống sữa trước khi ngủ.
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng cũng là một cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ đơn giản và hiệu quả lâu dài.
2.2. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
Hiện nay, có một số dụng cụ hỗ trợ có thể giúp bạn cải thiện chứng ngủ ngáy có thể kể đến như:
- Các thiết bị kéo xương hàm dưới: Tác dụng của dụng cụ này là giúp di chuyển hàm dưới và lưỡi về phía trước, tăng đường kính đường thở khi ngủ và từ đó giảm ngáy ngủ hiệu quả.
- Dụng cụ giữ lưỡi: Cơ chế hoạt động của dụng cụ này là dùng lực hút để duy trì lưỡi ở phía trước, cải thiện chức năng cơ lưỡi và giảm chứng ngáy ngủ.
- Các thiết bị CPAP: Người bệnh được sử dụng một mặt nạ nhỏ áp vào vùng mũi và miệng với mục đích tăng kích thước đường hô hấp trên, phòng ngừa tình trạng xẹp đường hô hấp trên khi người bệnh ngủ. Từ đó cải thiện chứng ngáy ngủ.
2.3. Phẫu thuật
Đối với một số trường hợp có cấu trúc bất thường như lệch vách ngăn mũi, có khối polyp ở mũi, amidan to,... gây chít hẹp đường thở, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để tăng độ thông thoáng của đường thở và giảm ngáy ngủ hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như:
- Phẫu thuật tạo hình hầu họng: Là phương pháp tái tạo lưỡi gà, vòm họng, thành hẫu với mục đích tăng kích thước đường thở. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trước khi thực hiện. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả cao nhưng chỉ trong thời gian ngắn hạn (khoảng vài năm).
- Phẫu thuật với sự hỗ trợ của Coblator và tia laser: Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn và an toàn. Mục đích phẫu thuật là giảm kích thước lưỡi gà, khẩu cái mềm, từ đó đường hô hấp được mở rộng hơn.
- Phẫu thuật tạo hình bằng thuốc tiêm: Thường được áp dụng để điều trị đối với những trường hợp bị xơ cứng. Thuốc được tiêm vào lớp dưới niêm mạc của vòm khẩu cái mềm, giúp giảm kích thước mô mỡ ở đáy lưỡi và sau họng.
- Phẫu thuật gia cố vòm miệng giúp khẩu cái mềm trở nên cứng cáp hơn và hạn chế tình trạng chít hẹp đường thở. Phương thức thực hiện là dùng năng lượng nhiệt để đốt khẩu cái mềm.
Nếu tình trạng nghiêm trọng, chị em nên đi khám sớm
Để phòng ngừa chứng ngủ ngáy, chị em nên:
+ Giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tình trạng béo phì.
+ Không uống bia rượu hay hút thuốc lá.
+ Tránh căng thẳng và thức khuya.
+ Nếu có bất thường ở vùng xoang mũi, miệng họng,... thì nên điều trị triệt để.
Để biết thêm thông tin về cách chữa ngủ ngáy ở phụ nữ hoặc có nhu cầu thăm khám kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết cho bạn.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!