Các tin tức tại MEDlatec

Cận 1 độ nhìn được bao xa và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngày 01/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến gây hạn chế tầm nhìn của mắt dù ở mức độ nặng hay nhẹ. Cận 1 độ nhìn được bao xa là thắc mắc chung của rất nhiều người. Lời giải của thắc mắc này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về cận thị

Cận thị là một trong những vấn đề về mắt khiến bạn chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần. Cận thị xảy ra do giác mạc quá cong hoặc độ dài trục nhãn cầu (chiều dài từ giác mạc đến võng mạc) quá dài, ánh sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì tập trung trực tiếp lên võng mạc. Chính vì vậy mà tầm nhìn xa bị hạn chế. 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là: 

  • Di truyền từ bố hoặc mẹ (khoảng 30%). Nếu cả bố mẹ thì tỷ lệ con bị cận sẽ cao hơn. 
  • Làm việc thường xuyên và liên tục trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không phù hợp cho mắt. 
  • Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi hoặc đọc sách trong thời gian dài hay cự ly quá gần. 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sự cân đối, đặc biệt không bổ sung đủ các loại vitamin A, C, E và omega-3. 
  • Những trường hợp trẻ sinh non hoặc số cân nặng quá nhẹ (dưới 2,5kg) thì nguy cơ bị cận thị trong tương lai cao. 

Sử dụng điện thoại trong điều kiện ánh sáng không phù hợp có thể gây cận thị

Triệu chứng 

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng cận thị bao gồm: 

  • Khó khăn khi nhìn những vật thể ở xa, hình ảnh mờ, không rõ ràng nhưng nhìn với cự ly gần thì bình thường. 
  • Mỗi khi nhìn, nhất là vật ở xa thì có thói quen nheo mắt hoặc nhắm một bên. 
  • Mắt dễ bị khô, mỏi mắt do phải tập trung cao độ mỗi khi nhìn.
  • Thường xuyên bị đau đầu hoặc đau vùng trán do mắt quá căng thẳng như sau khi đọc sách, làm việc với thiết bị điện tử. 
  • Dụi mắt thường xuyên có thể do mắt mỏi hoặc khó chịu, đặc biệt là sau khi mắt làm việc liên tục với cường độ cao. 

Cách xác định độ cận

Đơn vị đo độ cận là Diop – D (còn được biết là công suất khúc xạ của thấu kính) và mỗi độ sẽ được biểu thị bằng dấu “-”. Như vậy, -1D, -2D,… tương đường với cận thị 1 độ, cận thị 2 độ,… Hiện nay, độ cận thị được chia thành 3 mức là: 

  • Cận nhẹ: Dưới -3D. 
  • Cận vừa: Từ -3.25D đến -6D. 
  • Cận nặng: Từ -6.25D trở lên. 

Kiểm tra mắt thường xuyên để sớm phát hiện tật khúc xạ

2. Cận 1 độ nhìn được bao xa?

Theo cách phân loại ở trên thì 1 độ được xem là cận thị mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị cận 1 độ thì tầm nhìn xa của bạn vận bị hạn chế. Vậy cận 1 độ nhìn được bao xa

Với những người cận 1 độ thì tầm nhìn sẽ giới hạn trong 1m. Trong phạm vi này, mắt sẽ nhìn các vật thể rõ nhất. Nếu vật thể nằm ngoài khoảng cách 1m thì mắt sẽ không nhìn không rõ. Để có thể nhìn rõ những vật thể ở xa hơn 1m thì bạn cần phải sử dụng kính cận phù hợp theo độ của mắt.

Người bị cận 1 độ chỉ nhìn rõ được vật thể trong giới hạn 1m

3. Biện pháp điều trị và phòng ngừa cận thị

Cận thị không thể tự khỏi và nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng với các mức độ từ nhẹ đến nặng như giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây ra nhiều bệnh lý như bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,… 

Điều trị cận thị 

Những phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay là: 

Dùng thuốc:

Các loại thuốc hỗ trợ cận thị hoặc hạn chế cận thị tiến triển như:

  • Bổ sung vitamin A và tiền vitamin A.
  • Bổ sung vitamin B.
  • Các thuốc bảo vệ đáy mắt: Coenzym Q10, vitamin E, các yếu tố vi lượng như: kẽm, đồng, sắt,...
  • Thuốc giảm điều tiết: Atropin.

Đeo kính:

  • Kính gọng.
  • Kính tiếp xúc mềm đeo ngày (kính áp tròng).
  • Kính áp tròng cứng đeo đêm (Ortho-K).

Mổ cận:

Là phương pháp điều trị cận thị bằng tia laser để định hình lại giác mạc. Nếu bạn không muốn đeo kính hay kính áp tròng thì có thể áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, chi phí mổ cận thường cao nên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện và chỉ nên thực hiện khi cận thị ở mức độ nặng.

Tùy theo, mức độ cận thị, tình trạng sức khỏe và nhu cầu, điều kiện của mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục tật khúc xạ thích hợp.

Phòng ngừa 

Để ngăn ngừa cận thị cũng như hỗ trợ cải thiện thị lực khi đã bị tật khúc xạ, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau: 

  • Bảo vệ mắt trước các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,… có thể đeo kính 0 độ (với người không cận) hoặc có độ mỗi khi ra ngoài, chơi thể thao,… 
  • Sử dụng ánh sáng phù hợp cho mắt mỗi khi làm việc và đọc sách.
  • Nếu làm việc với các thiết bị điện tử thì sau mỗi 20 phút cần cho mắt nghỉ ngơi một lần. 
  • Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trong không gian tối thời gian dài, nhất là trước khi ngủ.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt, giàu các loại vitamin A, C, E và omega-3. 
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe, nhất là bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… 
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, cần bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt để mắt được thư giãn.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế các loại đồ uống có cồn, nước ngọt. 
  • Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm tra mắt định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần. 
  • Nếu mắt đang gặp những vấn đề liên quan bệnh lý thì cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị. 
  • Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thấy mắt có hiện tượng bất thường thì nên đi khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khách hàng kiểm tra mắt tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hy vọng câu trả lời cho thắc mắc cận 1 độ nhìn được bao xa ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn còn những thắc mắc tương tự hoặc cần tìm địa chỉ uy tín để kiểm tra mắt thì hãy liên hệ ngay với các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua số 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.