Các tin tức tại MEDlatec
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi cần lưu ý những gì?
- 05/01/2023 | Trẻ sơ sinh hay hắt xì là vì nguyên nhân gì? Khi nào nên đi khám?
- 05/01/2023 | Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần phải có
- 11/01/2023 | Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời cha mẹ cần bỏ túi ngay
- 06/01/2023 | Trẻ sơ sinh sôi bụng cảnh báo tình trạng gì? Có nguy hiểm không?
1. Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi có những thay đổi như thế nào?
- Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi thường tăng trưởng rất nhanh. Trung bình mỗi tháng trẻ sẽ cao thêm 2,5 cm và nặng thêm từ 113 - 227g mỗi tuần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào mỗi trẻ hay mức độ ăn.
Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn
Trong trường hợp trẻ bú mẹ nhưng cân nặng và chiều cao không tăng lên rõ rệt, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và xử trí sớm. Một số nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ mà vẫn không tăng trưởng tốt có thể do mẹ gặp phải một số vấn đề liên quan đến nội tiết tố khiến chất lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, hoặc có thể trẻ khó bú mẹ do bị dính thắng lưỡi,…
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng sữa công thức để có thể đảm bảo các cột mốc và phát triển tốt như nhiều trẻ cùng trang lứa. Nếu đã sử dụng sữa công thức nhưng tốc độ tăng trưởng của trẻ vẫn chưa được cải thiện thì mẹ nên đổi loại sữa phù hợp hơn với trẻ.
- Từ giai đoạn 7 tuần tuổi trở đi, trẻ sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể là:
+ Phản ứng với âm thanh: Khi chơi đùa với con, mẹ sẽ thấy rõ được những phản ứng của trẻ với những âm thanh khác lạ. Trẻ thích thú với âm nhạc và có phản xạ rất nhanh với những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như tiếng chuông cửa, tiếng máy hút bụi, tiếng chó sủa, tiếng còi xe,… Thậm chí, khi phấn khích, trẻ cũng có thể phát ra âm thanh hoặc lắc lư người.
Trẻ phản ứng với âm thanh và có thể phát ra tiếng ê a khi phấn khích
+ Phát triển về thị giác: Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể cảm nhận được nhiều màu khác nhau như màu đỏ, xanh lá cây và vàng. Mẹ có thể cho bé chơi nhiều loại đồ chơi có màu sắc khác nhau. Khi di chuyển chậm những đồ vật này, mẹ có thể cảm nhận rõ được những phản xạ của trẻ.
+ Phát triển khả năng ngôn ngữ: Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi sẽ cười nhiều hơn và có thể ê a nói chuyện. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bé thức, mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn.
Ngay cả khi chưa thể trả lời mẹ, trẻ vẫn có khả năng lắng nghe và phát triển ngôn ngữ. Mẹ cũng có thể đọc sách hoặc hát cho bé. Tuy rằng, lúc này bé chưa hiểu được những lời của mẹ nhưng nó sẽ là nền tảng quan trọng giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ và giọng nói trong tương lai. Hơn nữa, đây cũng là cách kết nối yêu thương, vun đắp tình mẫu tử.
Bắt đầu tập cho bé nằm sấp
+ Tập cho bé nằm sấp: Nên thực hiện khoảng vài lần trong ngày. Đây là bài tập giúp phát triển các phản xạ cơ, để từ đó bé có thể thực hiện nhiều kỹ năng khác như ngồi,... Khi đã làm quen và thích ứng tốt với việc nằm sấp, trẻ sẽ dần ngóc đầu lên và có thể ngóc đầu lên 45 độ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, trẻ rất khó giữ đầu ngóc cao hơn 1 đến 2 phút nên rất dễ bị đập đầu xuống nếu ngóc đầu quá lâu. Mẹ có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách để một chiếc chăn ở phía dưới để bảo vệ mặt, mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị đập đầu xuống. Nên thường xuyên cho trẻ thay đổi nhiều tư thế khác nhau để phát triển khả năng vận động, không nên đặt trẻ quá lâu ở một tư thế.
2. Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi thường gặp phải một số vấn đề về da. Da có trẻ có thể bị thô ráp. Nhưng mẹ cũng không nên lo lắng quá vì tình trạng này sẽ không tồn tại lâu dài và sẽ được cải thiện sau 6 tháng.
Nên tiêm vắc xin cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
Trong giai đoạn này, mẹ nên dùng dầu gội cho trẻ nhỏ. Có thể dùng một số loại dầu khoáng chất giúp các mảng da thô ráp trở nên mềm mại hơn. Trong trường hợp da của trẻ vẫn không được cải thiện thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Cần lưu ý, không nên tắm quá nhiều cho trẻ để tránh làm cho tình trạng khô da càng nghiêm trọng hơn. Không cần tắm hàng ngày, một tuần trẻ chỉ cần tắm vài lần. Mẹ có thể dùng loại xà phòng và dầu gội đầu dành riêng cho trẻ nhỏ.
Do hệ miễn dịch còn kém nên trẻ rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, mẹ cần chú ý đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ đúng thời điểm, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại vắc xin được khuyến cáo trong giai đoạn này là vắc xin phòng bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ, vắc xin phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, vắc xin phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn.
3. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đi khám?
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám trong những trường hợp sau:
- Trẻ bị sốt.
- Trẻ bị ho và cảm lạnh trong vòng hơn một tuần nhưng không khỏi.
- Trẻ khò khè, ho có đờm.
- Chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày, nước mũi có màu xanh hoặc kèm theo chảy máu.
Nên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường
- Táo bón kéo dài hoặc có lẫn máu trong phân.
- Nôn và tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ hoặc tiêu chảy kèm sốt, phân có máu.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: Bỉm khô hoặc ít nước, nước tiểu vàng đậm, khô da, khô miệng, khóc không có nước mắt, mắt trũng và thóp trũng,... Đây là tình trạng nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Hi vọng những thông tin về sự phát triển và một số vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con tốt hơn và sớm nhận biết những vấn đề bất thường của trẻ để kịp thời đưa con đi khám.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!