Các tin tức tại MEDlatec
Chẩn đoán và điều trị nấm phổi hiệu quả trong Y học hiện đại
- 13/08/2024 | Phổi nằm ở vị trí nào? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh
- 01/09/2023 | Giải đáp thắc mắc: bệnh lao phổi có đi làm được không?
- 01/09/2023 | Các bệnh về phổi thường gặp và hướng xử trí
1. Những ai có thể mắc nấm phổi?
Nấm phổi có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng do hoại tử tại các vị trí trong cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm có thể phát triển mạnh mẽ và ký sinh trong cơ thể, dẫn đến bệnh.
Nấm phổi có thể phát triển ở những người sử dụng corticoid hoặc thuốc kháng sinh trong thời gian dài, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người gặp rối loạn chuyển hóa hoặc dinh dưỡng, bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính về máu, và những người từng mắc bệnh lao phổi.
Nấm phổi gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe
2. Các loại nấm phổi thường gặp
Căn cứ vào các loại nấm gây ra bệnh, nấm phổi thường được phân loại thành các dạng sau:
Nấm phổi do nấm Aspergillus
Bao gồm các dạng: nấm phổi phế quản dị ứng, nấm phổi xâm nhập và u nấm phổi.
U nấm phổi
Dấu hiệu nhận biết:
- Người mắc bệnh nấm phổi thường gặp các triệu chứng như giảm cân đột ngột, chán ăn và cảm thấy mệt mỏi.
- Có thể sốt cao, cảm thấy đau ngực và khó thở.
- Một số trường hợp còn ho ra máu.
Để chẩn đoán, bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp X-quang để phát hiện các tổn thương trong phổi và các khu vực nấm đã xâm nhập. Ngoài ra, các kỹ thuật như nội soi hoặc cấy đờm, cũng như dịch rửa phế quản phế nang có thể được thực hiện để xác định sự hiện diện của nấm Aspergillus trong phổi.
Nấm phổi phế quản dị ứng
Các triệu chứng lâm sàng:
- Các bệnh nhân có tạng Atopi, bệnh nhân thường có dấu hiệu viêm xoang, viêm mũi dị ứng, sau đó bệnh sẽ tiến triển theo từng đợt.
- Bệnh nhân phụ thuộc vào corticoid để điều trị bệnh, thời gian điều trị bệnh thường kéo dài rất dai dẳng.
Qua những dấu hiệu kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và thăm khám cận lâm sàng:
- Chụp X-quang.
- Xét nghiệm xác định bạch cầu trong máu tăng ngoại vi có tăng quá >10 G/L.
- IgE trong xét nghiệm máu tăng quá 2000 UI/ml.
- Nấm phổi xâm nhập
Bác sĩ thường dựa vào những triệu chứng lâm sàng sau để chẩn đoán nấm phổi xâm nhập:
Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, bạch cầu giảm và sốt cao, liên tục ho và có thể ho ra máu, điều trị bằng thuốc corticoid. Bệnh nhân có kèm triệu chứng như đau ngực, cảm giác mệt mỏi, chán ăn và giảm cân.
Bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán sau để chẩn đoán bệnh:
Chụp X-quang được sử dụng để đánh giá tình trạng xuất huyết, những nốt mờ có bóng xung quanh, viêm phổi hoại tử và áp xe. Trong giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
Ngoài ra, nội soi phế quản giúp xác định các tổn thương bên trong phổi, cho phép thực hiện sinh thiết và chụp cắt lớp vi tính để phân tích mẫu bệnh phẩm chính xác hơn.
Có nhiều phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán sự xâm nhập của nấm gây viêm phổi
Nấm phổi do nấm Candida
Biểu hiện đặc trưng:
- Sốt cao kéo dài bất thường dù đã dùng thuốc.
- Khàn tiếng, ho khan, ho có đờm..
- Viêm họng, lưỡi xuất hiện lớp màu trắng.
- Bệnh nhân cảm thấy khó nuốt.
- Bệnh nhân khó thở, đau tức ngực.
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh như:
- Chụp X-quang phổi.
- Nội soi phế quản.
- Thực hiện cấy máu nhiễm nấm Candida, xác định sự xâm nhập của nấm trên mảng sinh thiết.
- Nội soi thực quản, dạ dày, chụp cắt lớp vi tính mẫu bệnh phẩm.
Nấm phổi do Cryptococcus
Bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Đau đầu, sốt cao, chóng mặt, hoa mắt.
- Co giật, hôn mê.
- Ho khan, ho có đờm kéo dài.
- Khó thở, đau ngực.
- Đặc biệt là bệnh nhân xuất hiện các nốt lở loét, nốt phỏng.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua một số phương pháp sau đây:
- Chụp X-quang.
- Xét nghiệm định lượng Precipitin trong máu.
- Xét nghiệm tìm nấm, tìm kháng thể đặc hiệu.
Bệnh nhân viêm phổi do nấm thường cảm thấy đau họng và ho khan trong một thời gian dài
3. Điều trị nấm phổi như thế nào cho hiệu quả
Việc chẩn đoán và điều trị nấm phổi thường phức tạp do triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh lý viêm phổi khác, dẫn đến việc chẩn đoán thường muộn khi phổi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng cho nấm phổi:
- Phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân nhiễm nấm phổi phải được phẫu thuật cắt bỏ phổi, gây ra tình trạng mất máu.
- Trường hợp bệnh nhân chuyển biến nặng, tổn thương lan rộng, khối u lan sang cả hai phổi thì bác sĩ chỉ định cắt toàn bộ phổi.
- Bơm tắc mạch máu để cầm máu đối với các trường hợp bệnh ho ra máu. Kèm theo bơm tắc mạch máu là cắt bỏ phần thùy phổi hay một phần phổi gây tình trạng ho ra máu.
- Tùy theo tình trạng bệnh nhân và loại nấm bệnh nhân nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm như amphotericin B, fluconazole, itraconazole…
Nấm phổi là bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra các tổn thương cho cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa bệnh, việc duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng như tập thể dục hàng ngày, uống đủ nước, bổ sung Vitamin, nhất là Vitamin C. Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và đeo khẩu trang khi làm việc, vệ sinh nhà cửa cũng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm. Đồng thời, mỗi người nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm và hạn chế nguy cơ bệnh phát triển nặng.
Hiện nay, một địa chỉ để bạn có thể thăm khám sức khỏe đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC quy tụ nhiều bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính CT-scanner, máy chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, máy siêu âm và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), hỗ trợ bác sĩ trong việc tìm ra các vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Các bác sĩ tại MEDLATEC có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi
Quý khách liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và đặt lịch tại các chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!