Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và lưu ý những gì?
- 20/08/2024 | Giải phẫu mạch máu chi dưới và những vấn đề cần lưu ý
- 10/09/2024 | Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không?
- 10/09/2024 | Đứt mạch máu và những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe
1. Sơ lược về truyền máu
Để nắm được chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào thì bạn cần hiểu sơ qua truyền máu là gì. Nói đơn giản thì truyền máu là quá trình lấy máu hoặc chế phẩm máu của người hiến để truyền sang cho người nhận trong trường hợp cần thiết. Cụ thể hơn, máu toàn phần hoặc chế phẩm máu (hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương, bạch cầu) của người hiến sẽ được truyền cho người nhận qua đường tĩnh mạch dưới cánh tay.
Máu của người hiến truyền cho người nhận qua tĩnh mạch
2. Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?
Mục đích của truyền máu là khắc phục tình trạng mất máu, thiếu hụt máu và giúp bệnh nhân thoát khỏi tình huống nguy kịch. Ngoài ra, truyền máu còn được thực hiện trong điều trị một số bệnh lý, nhất là những bệnh lý đặc biệt và nghiêm trọng. Vậy cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?
Thiếu máu cấp
Thiếu máu cấp thường xảy ra trong những trường hợp như tai nạn, chấn thương, biến chứng phẫu thuật, sản phụ bị băng huyết. Lúc này, người bệnh bị chảy máu và mất máu nhiều, nếu không được được chỉ định truyền máu và hồi sức tích cực sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Thiếu máu mạn tính
Đây là tình trạng thiếu máu kéo dài (hơn 3 tháng). Tình trạng này phổ biến hơn thiếu máu cấp, thường xảy ra với những người mắc bệnh tự miễn, bệnh rối loạn đông máu, bệnh thận, bệnh ung thư. Người bệnh được chỉ định truyền máu khi bị thiếu máu nặng không bù trừ. Việc truyền máu lúc này nhằm để cải thiện triệu chứng thiếu máu, không nhất thiết phải nâng hemoglobin trong tế bào hồng cầu lên mức bình thường.
Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào? Thiếu máu cấp hoặc mạn tĩnh
3. Nguyên tắc khi chỉ định và thực hiện truyền máu
Khi chỉ định truyền máu, có rất nhiều nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh những rủi ro và hệ lụy đáng tiếc. Điều này có nghĩa ngoài tuân thủ chỉ định truyền máu thì còn có rất nhiều nguyên tắc khác cần phải thực hiện, bao gồm:
- Chỉ định truyền máu đúng và hợp lý: Hay nói cách khác, chỉ truyền máu khi cần thiết và cấp thiết, hạn chế truyền máu toàn phần, thay vào đó là xác định thiếu thành phần nào để truyền đúng thành phần đó.
- Hòa hợp nhóm máu: Giữa nhóm máu cho và nhóm máu nhận có sự hòa hợp với nhau, tránh tình trạng kháng thể gặp kháng nguyên tương ứng do truyền sai nhóm máu. Truyền sai nhóm máu có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
- Kiểm tra và sàng lọc chất lượng máu: Máu và chế phẩm máu của người hiến phải được kiểm tra và sàng lọc cẩn thận, đảm bảo không mắc các bệnh như HIV, CMV, HBV, HCV, giang mai, ký sinh trùng, sốt rét,...
4. Quy trình thực hiện kỹ thuật truyền máu
Truyền máu là một kỹ thuật không quá phức tạp, thao tác thực hiện tương đối nhanh và người bệnh chỉ cảm thấy hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cụ thể, quy trình thực hiện kỹ thuật truyền máu như sau:
Chuẩn bị truyền máu
Người bệnh được kiểm tra và xác định nhóm máu để đảm bảo chọn được nhóm máu truyền phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc thật kỹ với trường hợp người bệnh có tiền sử bị phản ứng trong và sau khi truyền máu.
Thực hiện truyền máu
Máu hoặc chế phẩm máu của người hiến được đựng trong túi nhựa chuyên dụng. Miệng túi có dây truyền nối với kim tiêm được tiêm dưới tĩnh mạch cánh tay người nhận. Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm khi thực hiện truyền máu. Thời gian truyền cho mỗi đơn vị máu là từ 2 - 4 giờ.
Trong thời gian truyền máu, người bệnh sẽ được nhân viên y tế theo dõi cẩn thận, đặc biệt là các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể. Nếu các chỉ số này bất thường, kèm theo các phản ứng khác của cơ thể như ớn lạnh, khó thở, đau tức ngực, toàn thân ngứa ngáy và khó chịu thì người bệnh sẽ được can thiệp y tế.
Người bệnh được nhân viên y tế theo dõi trong suốt quá trình truyền máu
Sau khi truyền máu
Sau khi truyền hết lượng máu trong túi thì người bệnh sẽ được rút kim tiêm ra. Tại vị trí này có thể hơi sưng đau, khó chịu và bầm tím, người bệnh chỉ cần không đụng chạm vào là được. Trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu, người bệnh được tiếp tục theo dõi để đảm bảo cơ thể không xảy ra phản ứng. Đồng thời, túi máu cũng được lưu trữ để nếu có bất thường xảy ra thì được đem đi kiểm tra và đối chiếu.
5. Xử trí tai biến khi truyền máu
Ngoài nắm được chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào và quy trình thực hiện truyền máu ra sao thì bạn cũng cần biết cách xử trí tai biến khi truyền máu, bao gồm:
- Khóa đường truyền để tạm ngưng truyền máu.
- Kiểm tra và đánh giá các biểu hiện sinh tồn của người bệnh.
- Xác định nguy cơ gây tai biến và mức độ của tai biến.
- Nếu cơ thể có phản ứng nhẹ, tiếp tục truyền máu nhưng tốc độ truyền chậm lại, có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc chống dị ứng.
- Nếu cơ thể có phản ứng trung bình, ngưng truyền máu, truyền muối sinh lý NaCl 0,9%, cho bệnh nhân dùng thuốc chống dị ứng và hạ sốt, đồng thời theo dõi lượng và màu sắc nước tiểu.
- Nếu xuất hiện tai biến, ngưng truyền máu và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế để chống sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nhân viên y tế cần biết cách xử trí các tai biến trong khi truyền máu
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc nắm được chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào, quy trình thực hiện ra sao và làm gì nếu xảy ra biến chứng trong khi truyền máu.
Để được giải đáp chuyên sâu hơn, hoặc đang tìm kiếm địa chỉ khám các bệnh về máu, quý khách có thể lựa chọn Chuyên khoa Huyết học của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đặc biệt, quý khách có thể đặt lịch trước dễ dàng bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!