Các tin tức tại MEDlatec

Chỉ số HDL cholesterol bị tác động bởi những yếu tố nào?

Ngày 13/11/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
HDL cholesterol hay còn được gọi là cholesterol “tốt”. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ vì sao nó lại có tên gọi như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số HDL cholesterol và đặc biệt là những yếu tố tác động đến chỉ số này.

1. Chỉ số HDL cholesterol “chuẩn” là bao nhiêu?

HDL được tạo ra từ từ lipid và protein với vai trò vận chuyển chất béo trong cơ thể để chất béo có thể đến được những nơi cần đến nó. HDL có thể loại bỏ LDL - cholesterol xấu ra khỏi máu, vận chuyển chúng đến gan để xử lý và cuối cùng loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể.

Như vậy, HDL cholesterol có thể giúp cho mạch máu luôn sạch, khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đó cũng chính là lý do vì sao, HDL cholesterol được gọi là cholesterol “tốt”. 

Giảm HDL cholesterol trong máu có thể gây đột quỵ

Ngoài khả năng làm sạch mạch máu, HDL cholesterol còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, HDL cũng có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông. 

Vì được gọi là cholesterol “tốt” nên nhiều người hiểu rằng chỉ số HDL cholesterol càng cao thì cơ thể càng khỏe mạnh. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa hoàn toàn đúng. HDL cholesterol sẽ được tính bằng đơn vị mmol/L. Nếu chỉ số này cao, chúng ta sẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khi chỉ số này quá cao, tình trạng xơ vữa động mạch có thể nghiêm trọng hơn và gây ra những hệ lụy đến sức khỏe của người bệnh. 

Chỉ số HDL cholesterol tiêu chuẩn ở nam là khoảng >1,45 mmol/L ở nam và ở nữ là khoảng >1,68 mmol/L. Cơ thể sẽ có sự điều chỉnh để đảm bảo nồng độ HDL Cholesterol ở mức ổn định. 

Chỉ số HDL cholesterol được xác định thông qua xét nghiệm máu và người bệnh cần nhịn ăn khoảng 8 giờ trước khi lấy mẫu máu để đảm bảo có được kết quả chính xác. 

2. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến chỉ số HDL cholesterol 

Chỉ số HDL cholesterol có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: 

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chẳng hạn như việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là đồ chiên rán, đồ ngọt, các sản phẩm từ sữa,... Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số HDL. 

- Người béo phì, thừa cân, tăng cân mất kiểm soát, đặc biệt là những người có mỡ quanh bụng. 

Béo phì làm giảm HDL cholesterol

- Ít vận động.

- Thường xuyên hút thuốc lá. 

- Một vài loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến chỉ số HDL. 

- Do một số bệnh lý như:

+ Bệnh Tangier: Đây là căn bệnh khiến có thể khiến cho chỉ số HDL cholesterol giảm mạnh, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đây là căn bệnh mang tính di truyền. Một số triệu chứng của bệnh như sưng amidan, phì đại gan hay lá lách,...

+ Tăng lipid máu yếu tố gia đình: Nếu bố hoặc mẹ gặp phải tình trạng này thì con có thể gặp phải tình trạng tương tự và khó khăn hơn trong việc xử lý cholesterol. 

+ Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Những người mắc phải căn bệnh này thường có chỉ số HDL cholesterol thấp.

+ Đề kháng insulin: Khi cơ thể bị dư thừa quá nhiều chất béo thì insulin khó có thể quản lý tốt lượng đường máu. Chính vì thế, HDL cholesterol trong máu có thể xuống thấp hơn so với bình thường. 

3. Một số biện pháp cải thiện chỉ số HDL cholesterol 

Chỉ số HDL cholesterol có thể được cải thiện nếu bạn điều chỉnh thói quen sống tích cực hơn. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: 

- Thường xuyên ăn những loại thực phẩm có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch như các loại rau xanh và trái cây, hạt ngũ cốc, các loại dầu thực vật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3 trong các loại cá như cá trích, cá hồi, cá ngừ,... Nếu thường xuyên bổ sung những thực phẩm này, chỉ số HDL cholesterol sẽ được cải thiện đáng kể. 

Thường xuyên ăn cá để cải thiện chỉ số HDL cholesterol

- Song song với việc tăng cường ăn những thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm không lành mạnh như các loại đồ ăn chế biến sẵn, những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ,... Đây là nhóm thực phẩm làm giảm nồng độ HDL cholesterol trong máu và tăng nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe. 

- Ngoài chế độ ăn thì chế độ vận động cũng rất cần thiết để có thể duy trì mức HDL cholesterol trong máu. Mỗi ngày, hãy cố gắng tập luyện khoảng nửa tiếng. Lưu ý, khi bắt đầu, bạn chỉ nên luyện tập những bài vừa sức mình. Sau khi, cơ thể đã quen dần với việc tập luyện thì sẽ tăng cường độ và thời gian tập.

- Giữ trọng lượng phù hợp. Lên kế hoạch giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân.

- Bỏ thuốc lá và không nên uống rượu, bia.

- Trong một số trường hợp, các loại thuốc giảm nồng độ LDL cholesterol có thể giúp tăng chỉ số HDL cholesterol. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc và chỉ dùng khi có yêu cầu của bác sĩ. 

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp bạn theo dõi và điều chỉnh chỉ số HDL cholesterol về mức hợp lý. 

Từ 20 tuổi trở lên, ban nên kiểm tra cholesterol 5 năm/lần. Trong trường hợp nằm trong nhóm có nguy cơ tăng cholesterol, thì tần suất kiểm tra chỉ số cholesterol của bạn cần cao hơn những đối tượng khác. 

Nếu ở trong độ tuổi từ 45-56 ở nam và từ 55-65 ở nữ thì việc xét nghiệm máu để theo dõi chỉ số này cần được thực hiện từ 1-2 lần/năm. Người cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu thì nên kiểm tra đều đặn hơn. 

Theo dõi chỉ số HDL cholesterol bằng xét nghiệm máu

Hi vọng những thông tin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số HDL cholesterol và một số cách điều chỉnh chỉ số này, đặc biệt là vai trò của việc theo dõi HDL cholesterol trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. 

Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số cholesterol và những chỉ số quan trọng khác tại nhà hoặc tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được đặt lịch nhanh chóng. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.