Các tin tức tại MEDlatec

Chỉ số Lactate Dehydrogenase thay đổi do những nguyên nhân nào?

Ngày 12/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Xét nghiệm Lactate Dehydrogenase thường được thực hiện để theo dõi tình trạng hoạt động của khối u liên quan đến cơ quan tạo máu và ung thư phổi. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm này cũng hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về gan, thận và những trường hợp sau nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm bất thường của chỉ số Lactate Dehydrogenase.

1. Chỉ số Lactate Dehydrogenase trong xét nghiệm máu là gì?

Lactate Dehydrogenase hay LDH là một enzyme của hầu hết trong bào tương của mô trong cơ thể và được giải phóng khi có tình trạng hủy tế bào. 

Ở người khỏe mạnh, loại enzyme này tồn tại trong các tế bào và thường chỉ có một lượng nhỏ trong máu. Khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý, tế bào bị tổn thương hoặc bị phá hủy chính là lý do khiến Lactate Dehydrogenase phóng thích vào máu và khiến chỉ số này tăng cao hơn bình thường. Do đó, xác định chỉ số Lactate Dehydrogenase cũng là một cách để đánh giá mức độ tổn thương của tế bào.

Lactate Dehydrogenase có thể xuất hiện ở nhiều mô khác nhau

Tuy nhiên, kết quả chỉ số xét nghiệm Lactate Dehydrogenase hay LDH riêng lẻ thì chưa đủ điều kiện để kết luận tình trạng bệnh. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. 

Các isoenzym của LDH và nguồn gốc chính của isoenzym là: 

- LDH-1: Xuất hiện ở tim, tế bào màu đỏ.

- LDH-2: Thường được tìm thấy ở hệ thống lưới nội mô.

- LDH-3: Ở phổi và một số mô khác. 

- LDH-4: Thận, nhau thai và tụy.

- LDH-5: Thường có trong gan và cơ vân.

2. Khi nào cần xét nghiệm để xác định chỉ số Lactate Dehydrogenase?

Chỉ số Lactate Dehydrogenase có thể cho biết mức độ tổn thương của những tế bào, mô cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, cũng có thể theo dõi tiến triển của một số bệnh lý về thận, gan, ung thư, theo dõi sau nhồi máu cơ tim. Cụ thể xét nghiệm Lactate Dehydrogenase thường được chỉ định khi nghi ngờ tế bào hoặc mô bị tổn thương trong những trường hợp như sau: 

- Mất nhiều máu. 

- Bị tai biến mạch máu não. 

- Ung thư máu hoặc ung thư hạch bạch huyết

- Các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng. 

- Người bị huyết áp thấp. 

- Viêm tụy. 

- Các trường hợp bị hoại tử mô. 

- Theo dõi hiệu quả của phương pháp hóa trị liệu trong điều trị các bệnh ung thư. 

- Bên cạnh đó, chỉ số Lactate Dehydrogenase cũng có thể được xác định trong những trường hợp cần giám sát tình trạng sức khỏe của người bệnh sau chấn thương hoặc các trường hợp bị thiếu máu tán huyết.

3. Vì sao chỉ số Lactate Dehydrogenase tăng, giảm bất thường?

Những thay đổi về chỉ số Lactate Dehydrogenase cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số lý do cụ thể dẫn đến tình trạng Lactate Dehydrogenase tăng hoặc giảm bất thường. 

3.1. Nguyên nhân khiến chỉ số Lactate Dehydrogenase tăng cao

 LDH tăng cao có thể là dấu hiệu tổn thương mô. Trường hợp cả 5 chỉ số LDH đều tăng, rất có thể bệnh nhân bị suy đa tạng. 

Như đã nêu trên, LDH có mặt ở khắp các mô nên tùy thuộc vào loại LDH tăng để xác định vị trí tổn thương. Cụ thể như sau: 

- Tổn thương cơ: Thường gặp trong những trường hợp viêm đa cơ hoặc nhồi máu cơ tim,...

- Tổn thương tụy trong trường hợp viêm tụy cấp.

- Tổn thương gan: Chẳng hạn như viêm gan cấp, viêm gan do rượu hay do dùng thuốc. 

Chỉ số Lactate Dehydrogenase tăng có thể do viêm gan

- Tổn thương thận: Thường gặp trong những trường hợp bị suy thận, viêm cầu thận hoặc nhồi máu thận. 

- Ngoài ra chỉ số Lactate Dehydrogenase tăng cũng có thể do tổn thương một số cơ quan khác, chẳng hạn như tắc mạch phổi,...

Mặc dù kết quả xét nghiệm Lactate Dehydrogenase có thể giúp chúng ta nhận biết trong cơ thể đang có tổn thương mô nhưng chưa thể chỉ ra vị trí tổn thương. Do đó, trong trường hợp kết quả Lactate Dehydrogenase cao hơn bình thường, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh. Trong đó, có thể bao gồm phương pháp điện di đồng phân LDH isoenzyme, giúp đo lường tất cả các thể khác nhau của LDH, từ đó xác định rõ hơn vị trí tổn thương và mức độ tổn thương. Nhưng cần lưu ý, tất cả những trường hợp vỡ hồng cầu có thể ảnh hưởng và dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm. 

3.2. Nguyên nhân khiến chỉ số Lactate Dehydrogenase giảm thấp

Chỉ số Lactate Dehydrogenase bị giảm xuống mức quá thấp thường gặp trong những trường hợp sau: 

- Các trường hợp sau khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng tia xạ. 

- Thiếu hụt di truyền các tiểu đơn vị.

4. Làm sao để chỉ số Lactate Dehydrogen ổn định?

Duy trì chỉ số Lactate Dehydrogen ổn định cũng là một cách giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể dành cho bạn: 

- Đảm bảo chế độ ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất. 

- Không lạm dụng bia rượu và những chất kích thích. 

- Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cần tập đúng cách, vừa sức để hạn chế gây ra những hậu quả sức khỏe không mong muốn. 

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thăm khám, xét nghiệm tại cơ sở y tế đáng tin cậy

Như vậy, với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số Lactate Dehydrogen và nguyên nhân khiến chỉ số này tăng hoặc giảm bất thường, đồng thời nắm được một số mẹo nhỏ để duy chỉ Lactate Dehydrogen ở mức ổn định. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm Lactate Dehydrogen và nhiều loại xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC luôn được các chuyên gia và nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ xét nghiệm. Phần lớn các khách hàng trải nghiệm dịch vụ y tế của MEDLATEC đều rất an tâm và hài lòng.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ xét nghiệm Lactate Dehydrogen tại MEDLATEC hoặc có nhu cầu đặt lịch khám trước, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.