Các tin tức tại MEDlatec
Chụp cắt lớp phổi: phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, điều trị các bệnh về phổi
- 03/06/2020 | Vai trò của chụp cắt lớp phổi trong phát hiện và chẩn đoán ung thư
- 21/06/2019 | Chụp cắt lớp phổi và những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện
- 28/06/2020 | Cẩm nang bỏ túi về chụp cắt lớp phổi
1. Chụp cắt lớp phổi là gì?
Chụp cắt lớp thực tế đã xuất hiện và được ứng dụng rộng rãi từ những năm 70 của thế kỷ XX. Phương pháp này do bác sĩ Allan Cormack và nhà vật lý người Anh Godfrey Hounsfield phát minh ra.
Chụp cắt lớp (hay còn có tên gọi khác là chụp CT) là kỹ thuật sử dụng nhiều các tia X-ray và quét theo chiều lát cắt ngang qua một bộ phận cần được kiểm tra trên cơ thể. Theo đó, chụp cắt lớp phổi chính là việc quét những tia X này qua lá phổi theo nhiều góc độ khác nhau và xử lý bằng kỹ thuật điện tử để thu được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều.
Chụp cắt lớp giúp thu được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của lá phổi
Bác sĩ sau đó sẽ căn cứ vào những hình ảnh Chụp cắt lớp phổi này để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của phổi, bao gồm cả những bệnh nguy hiểm như lao phổi hay ung thư phổi.
2. Chụp cắt lớp phổi có vai trò như thế nào trong chẩn đoán và điều trị?
Như đã nói ở trên, sức khỏe của con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp nếu phổi bị tổn thương do nó giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động hô hấp. Như vậy, chụp cắt lớp sẽ giúp bạn phát hiện sớm cũng như đề phòng được nhiều bệnh lý liên quan.
Trong y học, chụp cắt lớp phổi có tác dụng quan trọng như:
- Phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến phổi như: dị vật, khối viêm, lao phổi, ung thư,...
- Nếu có dị vật hoặc khối u trong phổi thì chụp cắt lớp giúp xác định vị trí cũng như kích thước của khối u/dị vật đó.
- Định hướng trước khi tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật tại vị trí phổi.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý về phổi.
Không thấy có tổn thương ở phổi trên phim chụp X-quang nhưng lại phát hiện được tổn thương thông qua hình ảnh chụp cắt lớp
Đây đều là những kết quả đóng vai trò to lớn trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh về phổi. Đặc biệt là phát hiện sớm các bệnh ung thư nguy hiểm tại Việt Nam - một quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động như hiện nay.
Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi nên được tiến hành chụp cắt lớp phổi sớm để kiểm tra tình trạng sức khỏe, cụ thể như: người làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ, nhiều khói bụi, người hay hút thuốc, người trong gia đình có tiền sử bị bệnh phổi,...
3. Chụp cắt lớp phổi diễn ra như thế nào?
Quy trình chụp cắt lớp diễn ra theo một trình tự thống nhất và đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nhất định:
- Người bệnh cần thông tin đầy đủ và chính xác về tiền sử bệnh của mình cũng như hiện tại có đang mang thai không.
- Khi chụp nên mặc đồ thoải mái, thường phòng khám hay bệnh viện sẽ cung cấp trang phục để người bệnh thay.
- Trước khi vào chụp cần tháo bỏ hết những vật dụng, đồ trang sức bằng kim loại trên người để không làm ảnh hưởng đến kết quả.
- Một số bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc cản quang. Với những trường hợp này, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn tối thiểu từ 4 - 6 tiếng.
- Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về cách thức chụp, cách nín thở cũng như tư thế nằm sao cho đúng để có thể thu được hình ảnh với chất lượng tốt nhất.
Bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chụp và tư thế nằm sao cho đúng
- Sau khi chụp nếu thấy có bất kỳ hiện tượng lạ nào thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Thường chỉ mất khoảng vài phút để hoàn tất quá trình chụp cắt lớp.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ giải thích về kết quả và trả kết quả cho bệnh nhân.
4. Những thắc mắc thường gặp trong chụp cắt lớp
4.1. Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Tuy lượng tia X trong chụp cắt lớp đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đảm bảo nằm ở ngưỡng tối thiểu, an toàn với sức khỏe nhưng nếu không thật sự cần thiết thì nên hạn chế chụp cắt lớp, đặc biệt là không chụp nhiều lần trong thời gian ngắn.
4.2. Những ai không được khuyến cáo chụp cắt lớp phổi?
Phụ nữ có thai được khuyên không nên chụp cắt lớp trừ trường hợp bất khả kháng. Nguyên nhân là do cơ thể người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ rất nhạy cảm nên việc tiếp xúc với tia X có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ có thai không nên chụp cắt lớp trừ trường hợp bất khả kháng
Bên cạnh đó, những người bị dị ứng với chất cản quang cũng nên hạn chế chụp cắt lớp nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tình trạng dị ứng thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ với biểu hiện như phát ban, ngứa,... nhưng cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng.
5. Lựa chọn địa chỉ chụp cắt lớp phổi uy tín, chính xác
Hiện nay, ở hầu hết các bệnh viện đều có triển khai dịch vụ chụp cắt lớp. Tuy nhiên, khi thăm khám tại các bệnh viện nhà nước bạn có thể gặp phải nhiều bất cập như số lượng người đông, thủ tục rắc rối, quy trình rườm rà,... Chính vì vậy mà một trong những địa chỉ gợi ý cho bạn là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
MEDLATEC là Bệnh viện Đa khoa uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước. Trải qua nhiều năm phát triển, bệnh viện ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm mà còn chú trọng đầu tư vào hệ thống máy móc, cơ sở vật chất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào là địa chỉ “chọn mặt gửi vàng” của nhiều bệnh nhân. Với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, MEDLATEC tự tin sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất.
Trên đây là một vài điều cần biết về kỹ thuật chụp cắt lớp phổi. Nếu bạn nằm trong nhóm những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi thì hãy đến ngay với MEDLATEC để được khám và phát hiện bệnh kịp thời.
Mọi thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!