Các tin tức tại MEDlatec
Chụp CT có tác dụng gì? Khoảng cách giữa các lần chụp CT là bao lâu?
- 17/12/2021 | Chụp CT - Phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng không đau, chính xác
- 05/08/2021 | Chụp CT phổi liều thấp và ứng dụng hệ thống Lung-RADS trong sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi
- 16/11/2021 | Những điều cần biết về chụp CT tiêm thuốc cản quang
- 03/05/2021 | Chụp CT đầu có thể giúp phát hiện bệnh gì?
- 01/11/2021 | Chụp CT sọ não, kĩ thuật tiên tiến trong chẩn đoán bệnh lý
- Chụp CT là gì?
Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng đầu phát tia X quay tròn xung quanh bộ phận cần khảo sát. Sau khi chiếu qua cơ thể, tia X sẽ đi đến bộ phận thu nhận tín hiệu (Detector), bộ cảm biến điện tử sẽ truyền tín hiệu đến bộ phận xử lý hình ảnh để mã hóa. Các bộ phận trong cơ thể có mật độ cấu trúc khác nhau nên độ hấp thụ tia X cũng khác nhau, các bộ phận có cấu trúc đặc như xương, các nốt vôi hóa sẽ hấp thụ nhiều tia X và ngược lại, các mô mềm như nhu mô não, gan, thận, tụy… sẽ hấp thụ kém tia X. Sự suy giảm về cường độ tia X được các cảm biến thu nhận, xử lý, tính toán một cách rất chính xác thông qua các thuật toán vi tính phức tạp để tái tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự hấp thụ tia X của các cấu trúc khác nhau thông qua sự chênh lệch về tương phản sáng tối giữa các bộ phận trên hình ảnh CT hoàn chỉnh.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và y học can thiệp đòi hỏi hình ảnh phải chi tiết hơn, sắc nét hơn, độ dày lát cắt mỏng để giúp tái tạo 3D nhưng thời gian chụp phải ngắn hơn nên các máy chụp CT hiện nay với một dãy bóng x quang sẽ có rất nhiều các đầu thu nhận tín hiệu (2,4,16,32,64,128,256,…). Điều này giúp bộ phận chụp được tái tạo ở nhiều mặt cắt khác nhau, giúp thu nhận được nhiều tín hiệu hơn tạo độ chi tiết, sắc nét cho hình ảnh. Đặc biệt, thời gian chụp cực ngắn nên có thể khảo sát được các tạng chuyển động như tim, mạch vành, mạch chi, mạch não, …
Bóng x quang khi phát tia ngoài tia X sẽ có thêm một vài tia phóng xạ khác gọi là tia thứ, các tia này gây nhiễm xạ cho bệnh nhân và nhiễu tín hiệu cho hình ảnh, vì vậy các máy chụp thường có thêm các tấm lọc tia X là một tấm kim loại mỏng có tác dụng hấp thụ bớt các tia thứ, giảm được liều chiếu và đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh.
2. fChụp CT có tác dụng gì?
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp chẩn đoán xác định nhiều bệnh lý về não, phổi, gan, thận, tiểu khung,… đặc biệt, CT có giá trị chẩn đoán rất tốt trong các trường hợp chấn thương phức tạp, giúp ích rất lớn cho các bác sĩ trong phẫu thuật chỉnh hình cho bệnh nhân.
- Chụp CT sọ não, hàm mặt
Sọ não, hàm mặt là bộ phận thường được chỉ định chụp cắt lớp vi tính nhiều nhất do dễ thực hiện, an toàn và giá trị chẩn đoán đặc hiệu cho nhiều bệnh lý:
- Chấn thương sọ não, hàm mặt: tụ máu, xuất huyết não, đụng giập nhu mô não, vỡ lún xương sọ, gãy các xương vùng hàm mặt, nền sọ...
- Phát hiện các khối u não, u xương, u vùng hàm mặt, u dây thần kinh, u di căn não.
- Các bệnh lý viêm nhiễm, áp xe não, viêm xoang,…
- Chẩn đoán các bệnh lý bẩm sinh của xương, mô mềm.
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
- Đánh giá, kiểm tra sau phẫu thuật.
Chụp CT sọ não trong trường hợp chấn thương
- Chụp CT lồng ngực
Các kỹ thuật hình ảnh không can thiệp hiện đại ngày nay có chụp cộng hưởng từ (MRI) và CT nhưng do vùng phổi có chứa chủ yếu là khí nên trên hình ảnh MRI dễ gây nhiễu ảnh do nhịp thở, thời gian khảo sát lâu, không quan sát được các tổn thương xương, khó áp dụng với người già và trẻ nhỏ, tất cả những hạn chế đó đều giải quyết được bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính. Chụp CT giúp phát hiện:
- Chấn thương lồng ngực.
- Các tổn thương u phổi, lao phổi, ung thư phổi, áp xe phổi, đánh giá mức độ lan tỏa của các tổn thương nhu mô phổi mạn tính hoặc cấp tính.
- Bất thường về mạch máu phổi, nhồi máu phổi.
- Xác định chính xác vị trí, hình thái, cấu trúc của tổn thương để thực hiện sinh thiết, dẫn lưu dưới hướng dẫn của CT.
Chụp CT phổi đánh giá mức độ lan tỏa và tính chất của tổn thương
Chụp CT ổ bụng
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng được chỉ định trong các trường hợp:
- Chấn thương ổ bụng: thủng tạng rỗng, vỡ tạng đặc,..
- Nghi ngờ viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, viêm đại tràng, áp xe gan, nhiễm ký sinh trùng.
- Các bệnh lý tắc ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa.
- U gan, u tụy, sỏi mật,…
- Đánh giá mức độ tổn thương của u thận, sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng.
- Các bất thường về mạch máu (bẩm sinh hoặc mắc phải).
- Bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu: thận lạc chỗ, thận móng ngựa, niệu quản đôi,…
Chụp CT ổ bụng giúp khảo sát các tạng vùng bụng một cách rõ nét
Chụp CT cột sống
Chụp CT cột sống trong các trường hợp:
- Chấn thương cột sống gây lún, xẹp, trượt đốt sống, gãy xương.
- Đánh giá thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, áp xe phần mềm cạnh sống, u xương.
- Hội chứng đuôi ngựa, đau thần kinh ngồi.
Chụp CT tiểu khung
- Đánh giá bệnh lý vùng đại tràng, trực tràng: Viêm đại tràng, ung thư đại tràng
- Các bất thường về bàng quang, niệu đạo như sỏi bàng quang, viêm bàng quang, túi thừa bàng quang, sỏi niệu đạo gây đái máu, đái buốt, đái dắt.
- Phát hiện các bệnh lý về tiền liệt tuyến: viêm tuyến tiền liệt, nang tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến.
- Bất thường về cơ quan sinh dục nữ: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, bất thường về giải phẫu.
3. Khoảng cách giữa các lần chụp CT là bao lâu?
Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia phóng xạ X để làm tín hiệu tạo ảnh, ngoài ra, khi bóng x quang phát tia cũng sẽ tạo ra một vài tia phóng xạ khác ngoài tia X, các tia phóng xạ này hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể của người bệnh làm tăng khả năng nhiễm xạ. Vì thế, không nên lạm dụng kỹ thuật này, đặc biệt phải rất cân nhắc với đối tượng là trè em, phụ nữ đang hoặc nghi ngờ có thai, khi thực hiện cần có áo chì bảo vệ các khu vực nhạy cảm với tia X.
Theo quy định nhà nước về an toàn bức xạ và phòng chống nhiễm xạ trong khám, chữa bệnh, liều hấp thụ của một người không quá 20mSv /năm (Sv là đơn vị tính theo lượng năng lượng bức xạ ion hóa truyền cho một đơn vị khối lượng vật chất xác định). Thông thường một lần chụp CT phổi sẽ có liều hấp thụ từ 7-9mSv, vì thế khuyến cáo người bệnh có thể chụp 02 lần/ năm, khoảng cách giữa các lần chụp càng cách xa nhau càng tốt. Tuy nhiên, trong các trường hợp bắt buộc phải chụp sẽ không áp dụng quy định này mà các kỹ thuật viên chụp sẽ cố gắng giảm liều chiếu và căn chỉnh thông số phù hợp với từng bộ phận, từng thể trạng bệnh nhân.
Hiện nay, bệnh viện đa khoa Medlatec đang đưa vào ứng dụng kỹ thuật chụp phổi liều thấp giúp tầm soát ung thư phổi rất hiệu quả và được các chuyên gia đánh giá rất tốt. Chụp phổi liều phấp áp dụng với các máy chụp đa dãy đầu dò giúp giảm đáng kể liều chiếu cho bệnh nhân chỉ còn 2msv/ lần mà vẫn giữ nguyên thời gian chụp. Kỹ thuật này giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người bệnh nói chung và với các bộ phận nhạy cảm với tia X như tuyến giáp, tế bào sinh dục nói riêng.
Chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện đa khoa Medlatec
Tóm lại chụp CT đem lại rất nhiều giá trị chẩn đoán và giúp tầm soát ung thư nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể, là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. Bộ y tế không quy định khoảng cách giữa các lần chụp CT cụ thể mà bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ của tổn thương, thể trạng của người bệnh và xem xét lợi ích mang lại của chụp CT mà đưa ra chỉ định nên hay không. Bạn có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh của Medlatec để được trải nghiệm các dịch vụ với sự yên tâm tuyệt đối, được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn sâu với máy móc hiện đại nhất hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch trước kèm theo rất nhiều ưu đãi và khuyến mãi giảm giá.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!