Các tin tức tại MEDlatec
Chụp CT là gì, thời điểm và quy trình thực hiện
- 09/06/2020 | Sàng lọc sức khỏe hiệu quả với kỹ thuật chụp CT toàn thân
- 08/06/2020 | Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm nhờ kỹ thuật chụp CT dạ dày
- 09/06/2020 | Những lưu ý không nên bỏ qua khi chụp CT bụng
1. Chụp CT là gì?
Chụp CT hay CT - Scanner hoặc còn được gọi dưới cái tên khác là chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật hiện đại sử dụng tia X - quang chiếu từ các góc độ khác nhau lên một bộ phận trên cơ thể cần kiểm tra theo lát cắt ngang và qua hệ thống xử lý máy tính thu được kết quả là hình ảnh hai chiều hay ba chiều của bộ phận trên.
So với kỹ thuật chụp X - quang thông thường thì chụp CT cho hình ảnh chuyên sâu và chất lượng cao hơn. Giúp các bác sĩ có thể đưa ra kết quả phát hiện bệnh lý chính xác về tình trạng bệnh nhân và đưa ra được phương án chữa trị tốt nhất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Chụp CT là thành tựu to lớn trong nền y học hiện nay
2. Những trường hợp nên chụp CT
Kỹ thuật chụp CT được sử dụng phổ biến trong y học. Nhưng cũng rất nhiều người thắc mắc về việc nên chụp cắt vi tính trong các trường hợp nào. Bác sĩ thường sẽ chỉ định các trường hợp sau cần chụp CT:
Chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến chấn thương
Khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu bị chấn thương, nghi xuất huyết hoặc bị tai nạn giao thông, lao động sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp CT ngay để chẩn đoán chính xác nhất về bệnh và kịp thời nhất để có thể chữa trị. Chụp CT ở bất kỳ chấn thương nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu chụp thường ở các vị trí quan trọng như: lồng ngực, cột sống, sọ não, bụng, hệ xương toàn cơ thể, gãy xương, …
Chẩn đoán bệnh lý liên quan đến não qua hình ảnh chụp CT não
Theo dõi điều trị ung thư
Chụp CT đối với bệnh nhân trong trường hợp được chẩn đoán bị ung thư như: phổi, não, dạ dày, gan, thận, tử cung, buồng trứng,… khi bác sĩ có chỉ định sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán, đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân, đây là kỹ thuật hữu ích đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh xấu đi.
Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh u não và đang có biểu hiện nhiễm trùng hay có cục máu đông thì chụp CT là phương pháp được đánh giá là cần thiết và có hiệu quả cao hỗ trợ bác sĩ trong quá trình xem xét bệnh trạng.
Trường hợp cần chẩn đoán bệnh lý liên quan đến động mạch
Các bệnh liên quan đến động mạch là những bệnh phức tạp và khó chẩn đoán bằng kỹ thuật thông thường. Các bệnh lý như động mạch não, động mạch vành, mạch chủ ngực, mạch thận,… là những bệnh nguy hiểm vô cùng, có nguy cơ cao dẫn tới tử vong. Việc xác định tình trạng của bệnh bằng kỹ thuật chụp CT vô cùng quan trọng để phát hiện sớm bệnh và chữa trị bệnh kịp thời, hạn chế sự biến chứng của bệnh.
Tầm soát Covid-19 bằng phương pháp chụp CT ngực
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT trong trường hợp xác định vị trí khối u, trước khi phẫu thuật hoặc điều trị bức xạ, khi giám sát bệnh ung thư, phát hiện chấn thương và chảy máu nội sọ. Và không nên chụp CT cho phụ nữ có thai, người có tiền sử dị ứng thuốc cản quang.
3. Ưu điểm, nhược điểm của Chụp CT là gì?
Ưu điểm chụp CT
-
Hình ảnh rõ nét.
-
Khả năng phân giải cao đối với mô mềm và xương.
-
Kỹ thuật tia X có thể dùng cho bệnh nhân chống chỉ định chụp cộng hưởng từ.
-
Thời gian chụp nhanh giúp khảo sát đánh giá bệnh kịp thời, …
Nhược điểm
-
Khả năng đâm xuyên mạnh nên khó phát hiện tổn thương phần mềm như sụn khớp, tổn thương tủy sống hay dây chằng.
-
Chụp CT là kỹ thuật dùng tia X - quang và nó gây nhiễm xạ (trong mức độ cho phép).
4. Lưu ý cần biết khi chụp CT
Để quy trình chụp CT diễn ra thuận lợi, cho kết quả chuẩn xác thì người bệnh cần phải tuân thủ yêu cầu sau:
-
Bác sĩ yêu cầu bạn nên tiêm chất tương phản hoặc không tùy theo vị trí và loại xét nghiệm.
-
Tháo bỏ trang sức, đồ dùng cá nhân bằng kim loại.
-
Mặc quần áo bệnh viện trước khi chụp.
-
Nhịn ăn trước khoảng 4 - 6 tiếng để tiêm thuốc cản quang.
-
Có thể sử dụng thuốc an thần cho trẻ để trẻ nằm yên vì trẻ thường hiếu động, giúp trẻ nằm yên tư thế, giúp ảnh rõ nét, không mờ.
Sau khi chụp CT xong bệnh nhân hoạt động lại bình thường, uống nhiều nước loại bỏ chất cản quang còn dư thừa trong cơ thể, nghỉ ngơi thời gian ngắn cho tới khi không còn dấu hiệu bất thường.
5. Chi phí mỗi lần chụp CT là bao nhiêu và nên thực hiện ở đâu?
Sau khi đã có thông tin chụp CT là gì nên chụp khi nào cũng như các ưu nhược điểm và quy trình thực hiện chụp. Bây giờ bệnh nhân quan tâm tới chất lượng thực hiện và chi phí chụp CT như thế nào.
Hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám lớn đều đã triển khai kỹ thuật chụp CT. Nhưng tùy thuộc vào chất lượng hệ thống máy móc chụp, dịch vụ chăm sóc của từng đơn vị mà có giá cả chụp Ct khác nhau. Thường chi phí chụp dao động từ 900 nghìn - 4 triệu đồng và chi phí này phụ thuộc vào yếu tố sau: Vị trí chụp CT, thiết bị chụp CT, việc sử dụng thuốc cản quang, địa chỉ chụp CT.
Vậy nên chụp CT ở đâu?
Bạn có thể tham khảo và lựa chọn các cơ sở uy tín, trong đó Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý hoàn hảo. MEDLATEC được đánh giá là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng và dịch vụ tốt được khách hàng lựa chọn. Là đơn vị có bề dày hoạt động với kinh nghiệm khám và chữa bệnh trên 24 năm. MEDLATEC còn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm khám chữa bệnh, luôn tận tâm, tận tụy hết mình. Là bệnh viện có trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại và tiên tiến được nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Nhật Bản,… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe mọi người.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn triển khai đầu tư sử dụng hệ thống chụp CT tiên tiến hiện đại của hãng Siemens. Sự đầu tư đem lại hiệu quả cao cho việc chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh.
Chụp CT tại MEDLATEC
Qua các thông tin hữu ích trên, hy vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi về chụp CT là gì và các vấn đề liên quan cần lưu ý. Mọi thắc mắc có thể liên hệ tới số điện thoại 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc truy cập website: medlatec.vn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!