Các tin tức tại MEDlatec
Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch là gì và những điều bạn cần biết?
- 15/04/2022 | Sonde JJ niệu quản là gì, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng
- 13/04/2022 | Những điều cần biết về niệu quản và các bệnh lý ở cơ quan này
- 07/05/2022 | Tìm hiểu về bệnh trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ em
- 20/04/2022 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phẫu thuật thành công ca bệnh sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
- 04/04/2022 | Góc tư vấn: kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ?
1. Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch
Hệ tiết niệu là gì?
Hệ tiết niệu hay đường tiết niệu là bao gồm các cấu trúc thận, đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận lọc máu tạo ra nước tiểu. Nước tiểu từ hai thận xuống bàng quang qua hai niệu quản. Từ bàng quang nước tiểu ra ngoài theo đường niệu đạo. Bằng kỹ thuật chụp X-quang thông thường không thể nhìn thấy được. Vì vậy để khảo sát được chúng ta phải chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch.
Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch là gì?
Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch hay còn gọi là chụp X-quang hệ tiết niệu có tiêm tiêm thuốc cản quang (UIV) là phương pháp chụp X-quang có sử dụng một loại thuốc cản quang có chứa iod tan trong nước. Nghĩa là sau khi tiêm thuốc cản quang theo đường tĩnh mạch thuốc sẽ đến thận, niệu quản, bàng quang…giúp đánh giá các bệnh lý về thận-hệ tiết niệu. Ngày nay thì kỹ thuật chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch dần được thay thế bởi chụp CT Scanner hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang.
Hình ảnh chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch
Thuốc cản quang bản chất là những đồng vị Iod tan trong nước. Do vậy tính chất của nó rất lành vì vậy nó không có ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Sau khi chụp bệnh nhân có thể uống nhiều nước để thuốc đi theo đường bài xuất ra ngoài.
2. Thuốc cản quang có hại cho cơ thể không?
Một số tác dụng phụ xảy ra sau khi chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch (tỷ lệ gặp rất hiếm):
Mức độ nhẹ:
- Tiêu hoá: buồn nôn, nôn.
- Thần kinh: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Toàn thân: mẩn ngứa, vã mồi hôi…
Mức độ trung bình:
- Tim mạch: tăng hoặc tụt huyết áp, nhịp tim nhan hoặc chậm.
- Hô hấp: Khó thở
- Toàn thân: ban đỏ toàn phần hoặc lan toả.
Mức độ nặng( tỷ lệ 1/1000000):
- Ngừng tim
- Tụt huyết áp nặng.
- Thần kinh: giảm ý thức, lơ mơ.
- Hô hấp: phù thanh quản nặng, tiến triển nhanh.
3. Chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch cần chuẩn bị những gì?
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân có thai.
- Dị ứng với iod.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng đối với thuốc khánh sinh hoặc đồ ăn hải sản.
- Bệnh nhân có tiền sử suy gan, suy thận.(Chống chỉ định tương đối, cần kết hợp với bác sĩ lâm sàng)…
- Bệnh nhân có tiền sử suy tim.
Bệnh nhân cần chuẩn bị:
- Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 4-6 tiếng. Tháo bỏ vật dụng kim loại vị trí cần khảo sát.
- Bệnh nhân cần đi tiểu hết trước khi vào tiến hành chụp.
- Bệnh nhân phải có kết quả xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường.
- Có kết quả đo mạch, huyết áp và cân nặng.
- Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên giải thích viết cam kết trước khi chụp, phương pháp, thủ thuật trên bệnh nhân.
- Trước hôm chụp ăn nhẹ, thụt tháo đại tràng hai lần bằng nước ấm hoặc uống loại thuốc xổ làm sạch đại tràng.
4. Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch khi nào?
- Đi tiểu ra máu chưa rõ nguyên nhân.
- Sỏi hệ tiết niệu, chẩn đoán, đánh giá tình trạng đài bể thận niệu quản, bàng quang và đánh giá chức năng của mỗi thận.
- Cơn đau quặn thận, khi phim chụp X-quang ổ bụng không chẩn bị và siêu âm không chẩn đoán đầy đủ.
- Chấn thương thận.
- U sau phúc mạc.
- U bàng quang.
- Sỏi thận-tiết niệu, ung thư thận.
- Chẩn đoán phân biệt thận to với các khối u khác trong ổ bụng.
- Thận hình móng ngựa, thận lạc chỗ.
- Niệu quản đôi…
5. Phương pháp chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch
Đầu tiên chụp một phim X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị lấy từ vòm hoành đến hết khớp mu. Để kiểm tra xem có dị vật hay sỏi cản quang không.
- Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Liều lượng 1-1.5ml/kg cân nặng. Tốc độ tiêm 5-6ml/s.
- Tiến hành chụp phim thứ nhất thì nhu mô: Chụp sau tiêm từ giây thứ 35 đến giây thứ 55.
- Nếu sử dụng phương pháp ép niệu quản thì thời gian ép khoảng 2 phút sau khi tiêm. Vị trí ép ngang đường nối hai gai chậu trước trên. Trong trường hợp có sỏi niệu quản thì không cần ép.
- Chụp phim thứ hai thì bài tiết: Chụp thì bài tiết nên chụp ở phút thứ 3 hoặc từ 5-10 phút sau tiêm thuốc.
- Chụp phim thứ ba để xem hình thái của thận (Thì bài xuất): Chụp các phim cách nhau 15 phút (15 phút, 30 phút, 45 phút và 60 phút) hoặc ngừng khám X-quang nếu thấy thuốc đã nhấm hết các đài bể thận và xuống bàng quang.
- Tiến hành tháo ép: Thấy thuốc ngấm hết đài bể thận hoặc sau 60 phút dù thận không ngấm thuốc cũng phải tháo ép.
- Hướng dẫn bệnh nhân ho vài tiếng nhằm mục đích để thuốc xuống bàng quang nhân hơn. Sau đó chụp phim tháo ép thì bài xuất.
- Chụp bàng quang 1 phim đầy thuốc và 1 phim sau khi đi tiểu hết.
- Hướng dẫn bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi ở ngoài đợi kết quả.
U niệu quản trái
Hình ảnh sỏi 1/3 dưới niệu quản phải gây giãn niệu quản phải
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế có thể chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với hơn 20 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế, với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo, thời gian trả kết quả nhanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến bệnh viện Medlatec qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp hoặc đến trực tiếp bệnh viên địa chỉ 42-44 Nghĩa Dũng-Phúc Xá-Ba Đình-Hà Nội.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!