Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?
- 14/02/2022 | Đi tìm nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè
- 17/03/2022 | Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi mùa lạnh?
- 18/11/2021 | Nguyên nhân và cách chữa viêm họng sổ mũi cho bé đơn giản
1. Những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, hắt hơi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sổ mũi, hắt hơi ở trẻ, nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:
- Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh: Đây là căn bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời chuyển lạnh. Những vi khuẩn, vi rút ở niêm mạc mũi sẽ phát triển và hoạt động mạnh hơn khi thời tiết lạnh. Mỗi năm, trẻ có thể bị sổ mũi do cảm cúm khoảng 6 – 7 lần. Nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng, chỉ cần chăm sóc tốt trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng cảm lạnh cũng khiến trẻ dễ xuất hiện một số triệu chứng như ho, sốt và sổ mũi.
- Viêm amidan, viêm họng: Khi bị viêm amidan, trẻ cũng rất dễ bị sốt, ho và sổ mũi. Tuy nhiên, ngoài những triệu chứng này, trẻ còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như sưng đỏ, đau rát họng,…
- Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn gặp ở trẻ nhỏ. Một trong số những nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng, viêm xoang có thể kể đến như sự thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường,… Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện sổ mũi, sốt cao và ho.
2. Trẻ bị sổ mũi phải làm sao để bệnh nhanh khỏi?
Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng sổ mũi của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc “trẻ bị sổ mũi phải làm sao”, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ
Với những trường hợp nước mũi của trẻ có màu trắng trong, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ. Mỗi bên mũi có thể nhỏ từ 3 đến 4 giọt và mỗi ngày có thể thực hiện nhỏ mũi khoảng 4 đến 5 lần.
Trong trường hợp nước mũi của bé dần chuyển sang màu vàng, xanh có kèm theo sốt thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi - Họng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, đồng thời đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý nhất, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Khi nhỏ mũi cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nên ngâm nước muối vào cốc nước ấm.
+ Sau đó, để bé nằm ngửa đầu ra sau và nhỏ từng giọt nước muối vào từng bên mũi cho trẻ. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt. Với những trường hợp trẻ lớn hơn, mẹ có thể nhỏ khoảng 4 đến 5 giọt.
+ Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ cần đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm và làm loãng chất nhầy.
+ Giúp trẻ làm sạch hốc mũi: Đối với trẻ lớn, khi trẻ đã biết xì mũi, mẹ có thể hướng dẫn bé xì mũi ra một chiếc khăn sạch để giúp hốc mũi được thông thoáng. Tuy nhiên, đối với những trẻ nhỏ hơn, trẻ không thể tự xì mũi, mẹ có thể dùng bóng hút mũi để giúp trẻ hút sạch lớp dịch nhầy bên trong hốc mũi của trẻ.
Dùng bóng hút để hút dịch mũi cho trẻ
Tuy nhiên, để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ, mẹ cần tìm hiểu và thực hiện đúng thủ thuật hút mũi bằng bóng hút. Trước hết mẹ bóp xẹp bóng hút và sau đó đưa đầu hút vào trong mũi, đồng thời tay kia bịt bên mũi còn lại của trẻ, và buông bóng phình ra để mũi được hút vào bóng hút. Sau khi thực hiện hút mũi cho trẻ xong, mẹ cần rửa bóng hút mũi nhiều lần dưới vòi nước. Mỗi ngày có thể thực hiện hút mũi cho trẻ khoảng 4 lần, đến khi bé hết dấu hiệu nghẹt mũi.
Cha mẹ cần lưu ý không nên làm sạch hốc mũi cho con bằng cách dùng tay bịt hai bên mũi. Cách làm này sẽ gây tăng áp lực lên mũi của trẻ và gây tổn thương niêm mạc mũi.
-
Một số phương pháp khác
Ngoài phương pháp nhỏ nước muối sinh lý giúp trẻ làm sạch hốc mũi, cha mẹ còn cần thực hiện thêm một số lưu ý khác giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
+ Cho con uống nhiều nước lọc, sữa, nước ép hoa quả, ăn cháo hoặc súp hay một số món ăn dạng lỏng khác để làm loãng dịch mũi và giúp quá trình làm loãng dịch mũi dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đối với những trường hợp trẻ đang bú mẹ, mẹ cần lưu ý hơn về chế độ ăn, không nên ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và chất béo.
+ Cho trẻ tắm nước gừng ấm: Hơi nước gừng ấm sẽ rất hiệu quả trong việc làm lỏng dịch mũi, giúp bé dễ dàng xì mũi, làm sạch mũi.
+ Day huyệt nghinh hương nằm ở 2 bên cánh mũi trong khoảng 2 phút để cải thiện triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi của trẻ. Lưu ý, không nên day quá mạnh.
+ Mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là lòng bàn chân.
+ Khi đi ngủ, nên cho trẻ gối cao đầu để phòng tránh nguy cơ nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi.
Nếu đã thực hiện những biện pháp nêu trên nhưng tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, đồng thời trẻ có kèm theo biểu hiện sốt cao thì cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám sớm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại. MEDLATEC luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình chăm sóc bé yêu của mỗi gia đình. Các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!