Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia tư vấn: Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ?
- 24/09/2021 | Trào ngược ở trẻ sơ sinh khi nào nên gặp bác sĩ - băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ
- 04/09/2021 | Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng gì?
- 25/07/2021 | Bác sĩ tư vấn: viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 04/10/2021 | Hướng dẫn theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm bất thường
- 25/08/2021 | Trẻ sơ sinh có vệt máu trong mắt - nỗi lo của không ít bậc làm cha làm mẹ
1. Nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi ngủ?
Để trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ”, các bậc phụ huynh cần tìm ra những nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng này, sau đó mới có cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng giật mình ở trẻ là:
Do phản xạ sinh lý
Nguyên nhân này thường gặp ở những trẻ sơ sinh, nhất là trong tháng tuổi đầu tiên của trẻ. Ở thời điểm này, các bé còn chưa quen với môi trường bên ngoài, vì thế thường giật mình khi ngủ. Hiện tượng này là do phản xạ sinh lý bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng và khi bé lớn hơn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trẻ bị giật mình khi ngủ có thể do phản xạ tâm lý
Tâm lý bất an
Một số trẻ nhỏ có hiện tượng giật mình trong khi đang ngủ là do bé đang có tâm lý bất an, có thể bé quá hồi hộp, có chút sợ hãi và không có cảm giác an toàn khi ngủ.
Tiếng động
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị giật mình nếu có tiếng ồn, tiếng động lớn xảy ra khi trẻ đang ngủ. Chẳng hạn như tiếng mở cửa, tiếng chuông điện thoại,…
Trẻ đang bế bị đặt xuống bất ngờ
Một số bậc phụ huynh có thói quen bế trẻ để ru trẻ ngủ, nhưng khi trẻ vừa chợp mắt, chưa ngủ sâu, cha mẹ lại đặt con xuống giường một cách bất ngờ. Điều này sẽ khiến cho trẻ có cảm giác như đang rơi từ cao xuống do thay đổi độ cao quá nhanh. Chính vì thế, trẻ thường có phản xạ giật mình.
Do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân đã nhắc đến phía trên, tình trạng giật mình khi ngủ của trẻ cũng có thể là do trẻ đã mắc phải một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như:
Trào ngược dạ dày: Đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do khi bé bú sữa mẹ quá nhiều và bú quá nhanh khiến cho không khí dễ bị lọt vào bụng của bé, dẫn đến tình trạng đầy hơi và có thể gây trào ngược dạ dày, nôn trở và khiến cho trẻ bị giật mình khi đang ngủ. Nếu trẻ không chỉ bị giật mình mà còn kèm theo một số triệu chứng như khó chịu, quấy khóc thì rất có thể bé đang có vấn đề về thực quản hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh về đường hô hấp.
Thiếu canxi: Thiếu canxi cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị rướn người và giật mình khi ngủ. Bên cạnh đó, bé còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như còi xương, chậm lớn, hay ra mồ hôi trộm và chậm mọc răng.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Những trẻ bị rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng dễ dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ. Với những trường hợp này, bé cần được thăm khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
2. Phải làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ?
Trước hết, khi bé đang ngủ mà đột nhiên bị giật mình, bố mẹ cần ôm ấp, vỗ về để trẻ có thể biết được rằng bố mẹ vẫn đang ở gần bé, bảo vệ bé và có cảm giác yên tâm để tiếp tục ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Nhưng đây chỉ là biện pháp khắc phục kịp thời.
Về lâu dài, phải làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ? Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là cần theo dõi con để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ hay bị giật mình trong lúc ngủ. Nếu nghi ngờ là do nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và khắc phục sớm cho trẻ.
Nếu nguyên nhân khiến bé hay bị giật mình trong khi ngủ là do những tác động từ bên ngoài hay chỉ do phản xạ tự nhiên của trẻ, bố mẹ có thể khắc phục theo những phương pháp gợi ý dưới đây:
Đảm bảo cho trẻ có một không gian lý tưởng khi ngủ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, vì thế cha mẹ nên chuẩn bị cho con một phòng ngủ thật yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, không gian phòng thoáng đãng và tránh tối đa xảy ra tiếng ồn. Khi bé ngủ, mẹ cũng nên tắt điện, để hạn chế tối đa ánh sáng khiến trẻ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
Cha mẹ nên cho trẻ ngủ trong không gian thật yên tĩnh
Khi có cảm giác an toàn, bé cũng sẽ ngủ sâu giấc hơn và hạn chế tình trạng bị giật mình. Mẹ nên dùng gối ôm để chặn người hoặc để một chiếc áo sạch của mẹ bên cạnh trẻ để trẻ có cảm giác như đang ở gần mẹ và sẽ an tâm hơn khi ngủ. Như vậy, đảm bảo cho trẻ có một không gian lý tưởng khi ngủ cũng chính là một câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ”.
Hạn chế để bé ngủ trên tay
Khi ru bé ngủ, nếu thấy bé đã thiu thiu ngủ, mẹ nên đặt bé xuống giường, đồng thời vỗ về nhẹ nhàng để bé ngủ nhanh hơn và sâu giấc hơn. Mẹ đừng chờ đến lúc bé đã ngủ trên tay mới đặt xuống giường vì thói quen này của mẹ khiến trẻ rất dễ bị giật mình.
Khi bé thiu thiu ngủ cần đặt bé xuống giường và vỗ về bé
Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bổ sung sữa mẹ đầy đủ để cung cấp dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo cho trẻ được phát triển khỏe mạnh. Nếu không cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, trẻ rất có thể bị thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi và dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ.
Cho trẻ bú sữa mẹ để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế bị giật mình khi ngủ
Cho trẻ tắm nắng
Cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm và lúc chiều muộn chính là cách giúp trẻ bổ sung vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn và hạn chế nguy cơ bị giật mình khi ngủ. Hơn nữa, khi tắm nắng, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều hơn và quen dần với thế giới bên ngoài.
Cha mẹ hãy tham khảo những phương pháp trên để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ của trẻ, đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh. Ngoài thắc mắc “làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ”, cha mẹ có những câu hỏi liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề sức khỏe của trẻ, hãy liên hệ đến số tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!