Các tin tức tại MEDlatec
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý của mạch vành
- 22/02/2023 | Ý nghĩa của chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành
- 22/02/2023 | Các trường hợp chỉ định chụp động mạch vành
- 29/04/2022 | Di chứng hội chứng mạch vành cấp hậu Covid và cách điều trị
- 22/03/2022 | Cảnh giác với các triệu chứng bệnh mạch vành
- 28/04/2022 | Hội chứng mạch vành hậu Covid - Vấn đề được cả thế giới quan tâm
1. Tổng quan về bệnh lý mạch vành
Động mạch vành là các mạch máu trong hệ tuần hoàn mạch vành, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi dưỡng cơ tim, giúp tim hoạt động và tồn tại.
Giải phẫu của mạch vành
Bệnh động mạch vành là khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành xảy ra hẹp hay tắc nghẽn làm sự lưu thông máu qua các động mạch khó khăn hơn, khi bệnh tiến triển, cơ tim sẽ không nhận đủ oxy và máu đến nuôi dưỡng dẫn đến biến chứng đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là khi cục máu đông (được hình thành khi các mảng xơ vữa bị bong ra tạo thành huyết khối) di chuyển đến các đoạn hẹp, tắc của động mạch vành làm mất hoàn toàn nguồn cấp máu cho tim khiến tim ngừng hoạt động. Hơn thế, việc giảm lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim nhưng vẫn phải đảm bảo lưu lượng máu bơm đến các cơ quan khác khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày làm tim yếu dần dẫn đến suy tim hay loạn nhịp tim. Đây đều là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy kịch đến tính mạng của người bệnh.
2. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh lý mạch vành
Nguyên nhân
Có rất nhiều các nguyên nhân từ yếu tố bên trong hay bên ngoài môi trường tác động dẫn đến mắc các bệnh lý về động mạch vành, tuy nhiên các yếu tố hay gặp nhất gồm có:
-
Những người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,... là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh lý động mạch vành
-
Thành phần cấu tạo lên các mảng xơ vữa gây huyết khối ở mạch máu chủ yếu là cholesterol và một số chất khác nên bệnh dễ xảy ra ở người có chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thừa cân, béo phì, lười vận động
-
Người càng cao tuổi (trên 50 tuổi) càng có nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành.
-
Đàn ông có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ.
-
Theo các nghiên cứu, những người sống trong gia đình có ông bà, bố mẹ đã từng mắc bệnh lý về mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
-
Một nguyên nhân hay gặp nữa mà rất nhiều người trẻ hiện nay mắc phải đó là hút thuốc lá, lạm dụng các chất kích thích, uống rượu bia
Triệu chứng
Khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đa số người bệnh đều có suy nghĩ chủ quan và tự mua thuốc điều trị tại nhà, điều này rất nguy hiểm trong bệnh cảnh động mạch vành, vì khi các triệu chứng nặng bắt đầu xuất hiện thì tính mạng của bệnh nhân đã bị đe dọa nghiêm trọng, lúc đó rất khó điều trị và ngăn chặn các biến chứng. Bệnh nhân cần đi thăm khám khi có các dấu hiệu sau đây:
-
Điển hình là cơn đau thắt ngực kéo dài và tăng lên về tần suất, đặc biệt là khi vận động gắng sức, cảm lạnh. Các cơn đau có thể lan sang cánh tay, vùng hàm mặt
-
Cảm giác tim bị đè ép hay nén chặt lại khi vận động, khó thở, tê đau vùng ngực âm ỉ.
Đau tức ngực là triệu chứng điển hình của bệnh lý mạch vành
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý mạch vành
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể chụp lại mạch vành một cách hoàn chỉnh, từ đó xác định được vị trí và mức độ chít hẹp của mạch vành, giúp ích rất nhiều cho điều trị can thiệp. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng bao gồm:
-
Chụp cắt lớp vi tính mạch vành (MSCT): đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán các bệnh lý mạch vành, có độ tin cậy và chính xác rất cao. Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có tiêm thuốc cản quang có thể đánh giá được cả thành và lòng mạch máu, xác định chính xác vị trí và kích thước của các mảng xơ vữa, vôi hóa, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị.
Hình ảnh chụp MSCT mạch vành
-
Chụp số hóa xóa nền DSA mạch vành: kỹ thuật này giúp quan sát chính xác đường đi, phân bổ máu đến tim, giúp xác định được vị trí và mức độ hẹp của lòng mạch. Bên cạnh đó, kỹ thuật này ngoài chẩn đoán còn giúp bác sĩ có thể can thiệp điều trị như lấy huyết khối mạch máu trong nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đây là kỹ thuật khó và chỉ có một số bệnh viện lớn tuyến đầu mới có thể thực hiện được.
Hình ảnh chụp DSA mạch vành
-
Chụp cộng hưởng từ tim: phương pháp này được sử dụng để xác định lưu lượng máu đến tim, chẩn đoán phòng ngừa các bệnh lý mạch vành, ít được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu do thời gian chụp lâu và đòi hỏi sự phối hợp của người bệnh.
Hình ảnh chụp MRI tim tại PKĐK MEDLATEC
4. Cách phòng tránh bệnh lý mạch vành
-
Xây dựng lối sống lành mạnh, luôn duy trì tinh thần vui vẻ, tích cực, tránh căng thẳng kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu
-
Thường xuyên tập thể dục, duy trì vóc dáng hợp lý, hoạt động điều độ, tránh gắng sức
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Cần tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại hạt, nước ép trái cây.
-
Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích, hạn chế uống rượu bia
-
Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì
Hội chẩn ca bệnh nặng về mạch vành tại trung tâm CĐHA MEDLATEC
Bệnh động mạch vành là bệnh lý nguy hiểm và có nhiều biến chứng, vì thế việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội và đội ngũ các giáo sư, chuyên gia, bác sĩ hàng đầu cả nước chắc chắn là nơi rất thích hợp để người bệnh có thể đến khám và tầm soát các bệnh lý mạch vành. MEDLATEC đã đưa vào sử dụng máy chụp MSCT Siemens 128 dãy và máy chụp Mri GE 1.5Tesla hiện đại, có thể chụp được rất nhiều các bộ phận khác nhau với chất lượng hình ảnh chi tiết, sắc nét. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900 56 56 56 để được hướng dẫn và đặt lịch!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!