Các tin tức tại MEDlatec
Đau ngực là như thế nào, nguy hiểm ra sao?
- 23/07/2024 | Đau ngực trái lan ra sau lưng: nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán
- 30/04/2024 | Hít thở sâu bị đau ngực bên phải là dấu hiệu của bệnh gì, phải làm sao?
- 30/04/2024 | Đau ngực đến tháng: nguyên nhân và cách giảm đau an toàn
- 30/04/2024 | Đau ngực trái âm ỉ: nguyên nhân và biện pháp khắc phục
1. Đau ngực là gì?
Đau ngực là cảm giác đau hoặc căng tức ở vùng ngực, giống như bị một vật nặng đè ép lên lồng ngực. Mức độ của cơn đau có thể từ nhẹ đến cực kỳ dữ dội. Cơn đau có thể tồn tại trong thời gian ngắn, chỉ vài phút, nhưng đôi khi nó có thể kéo dài hàng giờ, làm tăng cảm giác mệt mỏi và khó thở.
Người mắc có thể cảm thấy đau ở bên trái, bên phải, giữa ngực hoặc phía trên, dưới ngực. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan rộng ra cổ, hàm hoặc thậm chí lan xuống tay.
Nguyên nhân gây đau, tức ngực có thể do chấn thương, va đập trong khi làm việc, lái xe, tập thể thao,… hoặc do nằm, ngồi sai tư thế, nhưng đôi khi lại do các bệnh lý, vì vậy bạn không được chủ quan.
Đau, tức ngực do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả bệnh lý nguy hiểm
2. Đau ngực nguy hiểm không?
Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đau ngực thì không được chủ quan. Bởi như đã nói, đau vùng ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tim mạch, phổi hoặc cột sống. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Đau tức ngực do bệnh lý ở phổi
Viêm phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, xẹp phổi, ung thư phổi,… là những bệnh lý gây đau, tức ngực kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, hụt hơi. Nếu không được thăm khám và điều trị tích cực, bệnh gây suy hô hấp, suy tim rất nguy hiểm. Đặc biệt, ung thư phổi là căn bệnh khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao.
Đau vùng ngực do bệnh lý tim mạch
Ngoài bệnh lý ở phổi, đau ngực cũng có thể do các bệnh lý tim mạch. Theo đó, với những cơn đau căng tức ở vùng ngực xảy ra đột ngột kèm theo đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi, tay chân tê,… có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ, bất tỉnh, thậm chí là tử vong.
Bệnh lý tim mạch có thể gây đau vùng ngực âm ỉ hoặc dữ dội
Đau sau lưng gần vùng ngực do bệnh cột sống
Nếu các bệnh lý tim mạch và phổi gây đau ngực thì các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống,… cũng là một trong những nguyên nhân mà bạn không nên bỏ qua. Nhiều trường hợp còn đau ở vùng cổ, vai, gáy và đau hông, đùi. Bệnh làm suy giảm khả năng vận động, tê liệt các chi, khiến người bệnh mất sức lao động.
Đau do chấn thương, va đập
Ngoài bệnh lý, cảm giác đau ở vùng ngực còn xảy ra khi bị chấn thương, va đập. Bạn cũng không được chủ quan trong trường hợp này vì một số chấn thương tuy không gây trầy xước hay chảy máu bên ngoài nhưng lại khiến cơ quan nội tạng bên trong bị ảnh hưởng. Chỉ qua thăm khám mới có thể xác định được mức độ thương tổn và can thiệp, xử lý.
Những nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh lý kể trên thì đau ngực còn có thể do những nguyên nhân sau:
- Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa: Trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, co thắt cơ trong thực quản, sỏi mật, viêm tụy,...
- Bệnh lý cơ xương khớp: Viêm sụn sườn, bong gân cơ ngực,...
- Hoảng loạn, stress cũng có thể là lý do gây ra tình trạng đau ngực.
3. Làm gì khi bị đau ngực?
Có thể thấy, dù do nguyên nhân nào thì đau ngực cũng được đánh giá là nguy hiểm. Bạn cần theo dõi tần suất đau, mức độ đau, thời điểm đau cũng như nguyên nhân gây đau (nếu do chấn thương, va đập), sau đó đi khám và cung cấp những thông tin này cho bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Bạn cần chủ động đi khám nếu thường xuyên bị đau vùng ngực
Nếu do bệnh lý, bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị bệnh. Và bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả cao. Nếu do thói quen sinh hoạt, bạn cần có biện pháp điều chỉnh, thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng.
- Lựa chọn tư thế làm việc và nằm ngủ phù hợp, tránh gây áp lực lên cột sống, dẫn đến các cơn đau sau lưng vùng phổi.
- Làm việc vừa phải, không gắng sức, không mang vác đồ nặng để tránh các vấn đề về cột sống hay tim mạch.
- Bảo đảm an toàn trong khi làm việc, tập luyện, lái xe. Nếu cẩn thận, hãy trang bị trang phục bảo hộ để bảo vệ vùng ngực, tránh những va chạm gây chấn thương ngực, phổi.
- Tránh xa khói thuốc lá và các tác nhân gây dị ứng, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hô hấp và phổi.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi đông người hoặc đi qua công trường, công trình đang thi công.
- Tích cực hoạt động thể chất vì việc vận động vừa giúp xương khớp được dẻo dai, vừa tăng cường lưu thông máu huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Ngủ đủ giấc vì trong khi ngủ, cơ thể tự “chữa lành” bằng cách tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Ăn uống đủ chất và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đây là cách giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh nhiễm bệnh.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
4. Bị đau ngực - đi khám ở đâu?
Khi thấy xuất hiện các cơn đau vùng ngực kéo dài, ngày càng nghiêm trọng, việc đi khám là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những địa chỉ khám uy tín để đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả.
MEDLATEC được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ dịch vụ chất lượng
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn. Hệ thống phòng khám, bệnh viện của MEDLATEC có nhiều chuyên khoa, trường hợp bạn bị đau ngực và nguyên nhân do bệnh lý về phổi, tim mạch hay cột sống, bạn sẽ được chuyển về đúng chuyên khoa để điều trị.
Các bác sĩ tại MEDLATEC trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, mang đến cho bạn sự an tâm và tin tưởng cao nhất. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống máy móc tân tiến, đầy đủ, bao gồm máy chụp MRI, máy chụp CT, máy chụp X-quang, máy siêu âm,... cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, sẽ đảm bảo độ chính xác cao, hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán bệnh.
Để được tư vấn thêm về các dịch vụ tại MEDLATEC cũng như chủ động đặt lịch khám theo yêu cầu, quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!