Các tin tức tại MEDlatec
Đeo lens bị đỏ mắt: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa
- 01/07/2023 | Đeo kính áp tròng cận có hại mắt không? Cách đeo lens an toàn
- 01/02/2024 | Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của kính áp tròng và những lưu ý khi sử dụng
- 22/08/2024 | Đau mắt đỏ có lây không và những vấn đề liên quan
1. Đeo lens bị đỏ mắt là như thế nào?
Lens là giải pháp thay thế cho kính mắt truyền thống. Việc đeo lens giúp cải thiện thị lực cho những người mắc tật khúc xạ mà không gây cảm giác nặng nề hay cản trở tầm nhìn như dùng kính. Không những thế, đeo lens còn không bị che mặt như khi đeo kính nên người dùng sẽ có cảm giác thoải mái, tự tin hơn về ngoại hình.
Sử dụng lens cũng rất tiện lợi cho các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày, vì chúng không bị vướng víu hoặc rơi ra như kính. Đặc biệt, với những người thích tạo phong cách riêng, đeo lens là giải pháp để chọn màu mắt phù hợp với sở thích.
Trong trường hợp đeo lens bị đỏ mắt, người bệnh cũng dễ gặp phải các tình trạng khác như:
- Mắt có màu đỏ hoặc hơi hồng: Dấu hiệu cho thấy mắt bị viêm hoặc kích ứng.
- Cảm thấy ngứa và bỏng rát: Thường xảy ra khi lens gây ra kích ứng hoặc khô mắt.
- Chảy nước mắt: Thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể để làm dịu sự kích ứng.
- Nhìn mờ: Thường do sử dụng lens không đúng cách, kích ứng hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng.
Đeo lens là một trong các lựa chọn giúp cải thiện thị lực
2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đỏ mắt khi đeo lens
2.1. Lens kém chất lượng
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đỏ mắt khi đeo lens là sử dụng lens kém chất lượng. Lens không đạt tiêu chuẩn có thể chứa chất độc hại hoặc không đảm bảo độ trong suốt, gây kích ứng cho mắt.
2.2. Lens không phù hợp
Nếu lens không phù hợp với kích thước hoặc hình dạng của mắt cũng có thể gây áp lực lên giác mạc, dẫn đến đỏ mắt. Việc chọn lens không phù hợp còn có thể làm trầy xước giác mạc.
2.3. Khô mắt
Lens có thể làm giảm hấp thụ oxy, khiến lượng nước mắt tự nhiên của mắt bị giảm xuống và gây khô mắt. Khi mắt bị khô có thể xảy ra tình trạng đeo lens bị đỏ mắt. Điều này thường gặp ở những người đeo lens trong thời gian dài hoặc làm việc trong môi trường khói bụi.
2.4. Nhiễm khuẩn
Dung dịch ngâm lens không được thay định kỳ, lens không đảm bảo vệ sinh, có thể trở thành môi trường sống của vi khuẩn. Khi vi khuẩn vào mắt, chúng có thể gây ra viêm nhiễm, dẫn đến đỏ và đau mắt. Tình trạng này cần được điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến thị lực.
2.5. Đeo lens quá lâu
Đeo lens bị đỏ mắt cũng có thể là do thời gian sử dụng quá lâu không tháo ra để mắt được nghỉ ngơi. Việc đeo lens làm cho quá trình cung cấp oxy cho giác mạc bị cản trở nên mắt dễ bị khô và đỏ.
2.6. Sử dụng nước ngâm lens không đúng cách
Nước ngâm lens không được bảo quản đúng cách hoặc đã hết hạn có thể chứa vi khuẩn, gây kích ứng mắt và dẫn đến đỏ mắt. Nếu bạn rửa lens không sạch sau mỗi lần dùng cũng có thể gây ra vấn đề này.
Đeo lens bị đỏ mắt có thể do sử dụng sai cách hoặc bảo quản trong dung dịch không đảm bảo
2.7. Dị ứng
Dị ứng với thành phần của lens hoặc dung dịch rửa lens có thể gây ra phản ứng dị ứng là đeo lens bị đỏ mắt. Điều này thường gặp nhất với người có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa vốn nhạy cảm.
3. Cách phục khi đeo lens bị đỏ mắt
3.1. Kiểm tra kích thước và hình dáng lens
Trước khi đeo lens, hãy đảm bảo rằng lens của bạn phù hợp với kích thước và hình dạng của mắt. Việc đeo lens nên có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa Mắt để chọn được lens phù hợp.
3.2. Nhỏ nước mắt nhân tạo
Nhỏ nước mắt nhân tạo trong quá trình sử dụng lens cũng có thể khắc phục tình trạng đỏ mắt. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi bác sĩ chuyên khoa về việc này để đảm bảo việc sử dụng đạt được mục đích giữ ẩm, không gây kích ứng mắt.
3.3. Thay đổi thời gian dùng lens
Khi đeo lens bị đỏ mắt thường xuyên, hãy thử giảm thời gian đeo. Đeo lens trên 8 giờ/ngày rất dễ gây khô mắt. Giảm thời gian đeo lens sẽ giúp giảm sự kích ứng, cho mắt thời gian để hồi phục. Điều này có thể góp phần chấm dứt hiện tượng đỏ mắt.
3.4. Khám bác sĩ chuyên khoa
Nếu đã áp dụng các biện pháp khác tại nhà nhưng tình trạng đỏ mắt khi đeo lens không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần khám bác sĩ Nhãn khoa. Việc làm này giúp tìm ra nguyên nhân đỏ mắt khi đeo lens để có phương pháp khắc phục tốt nhất.
Nếu thường xuyên đỏ mắt khi đeo lens, người bệnh nên đi khám bác sĩ Nhãn khoa
4. Biện pháp phòng ngừa tình trạng đỏ mắt khi đeo lens
- Lựa chọn lens từ các thương hiệu uy tín, được làm từ chất liệu thẩm thấu oxy tốt để mắt được tăng trao đổi oxy trong quá trình dùng lens.
- Lens mới sử dụng cần được ngâm trong dung dịch chuyên dụng 6 - 8 giờ sau đó mới được dùng.
- Luôn đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo lens.
- Lens cần được bảo quản trong hộp đựng đảm bảo vệ sinh, nước ngâm chuyên dụng cần thay định kỳ để không bị vi khuẩn xâm nhập.
- Không đeo lens quá 8 giờ/ngày và nên tháo lens khi đi ngủ.
- Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ gặp phải do đeo lens. Tốt nhất nên đi khám sau khi đeo lens 1 tháng, thời gian sau đó hãy đảm bảo khoảng cách khám 6 tháng/lần.
Đeo lens bị đỏ mắt nếu tái phát thường xuyên hoặc kèm theo trạng ngứa mắt, cộm mắt, mờ mắt,... người bệnh nên sớm khám chuyên khoa để được can thiệp y tế kịp thời.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!