Các tin tức tại MEDlatec
Địa chỉ xét nghiệm giang mai Lạng Sơn cho kết quả chính xác, uy tín
- 05/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
- 21/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?
- 06/06/2022 | Xét nghiệm giang mai sau bao lâu và cần làm gì khi kết quả dương tính?
- 14/06/2022 | Chi phí xét nghiệm giang mai bao nhiêu và địa chỉ thực hiện
- 01/09/2023 | Xét nghiệm giang mai gồm những phương pháp nào?
- 21/08/2024 | Xét nghiệm giang mai gồm những loại nào?
1. Tìm hiểu chung về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên, nó có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường miệng, âm đạo và đường hậu môn. Ban đầu triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, diễn tiến của bệnh có thể phát triển từ vài tuần cho đến vài năm. Dưới đây là 3 giai đoạn phát triển chính của bệnh mỗi người cần hết sức lưu ý:
● Giai đoạn 1: bệnh bộc lộ ít triệu chứng. Thường thì xoắn khuẩn giang mai sẽ làm xuất hiện các vết loét ở cơ quan sinh dục người bệnh. Chúng có hình dạng là hình bầu hoặc hình tròn, có thể có màu đỏ nhưng không gây ngứa;
● Giai đoạn 2: vết loét dần xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 6 - 9 tháng với những biểu hiện lâm sàng rõ rệt hơn như các vết lở loét hiện diện trên vùng da và niêm mạc, nổi các vết sần, ban hồng giống hình thái của phỏng nước;
● Giai đoạn 3: Vi khuẩn xâm nhập sâu và lan sang các cơ quan khác ngoài cơ quan ban đầu, ví dụ như chúng có thể đi vào tim, gan, não và cơ của người bệnh.
Các vết loét do vi khuẩn giang mai gây ra
2. Xét nghiệm giang mai áp dụng cho đối tượng nào?
Sau đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị giang mai và nên thực hiện loại xét nghiệm này:
● Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm xoắn khuẩn giang mai như mệt mỏi, đau đầu, sụt cân, rụng tóc, sốt, viêm hạch, phát ban lòng bàn tay, bàn chân, các vị trí như hậu môn, vùng miệng hay bộ phận sinh dục đều xuất hiện các vết loét nhỏ;
● Người có đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người cùng lúc, không sử dụng biện pháp an toàn khi giao hợp;
● Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, HIV/AIDS, sùi mào gà,...;
● Phụ nữ có thai đang bị mắc giang mai cần phải tiến hành giang mai để phòng ngừa nguy cơ bệnh lây truyền từ mẹ sang thai nhi.
3. Các phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến hiện nay
3.1. Xét nghiệm dịch giang mai
Đây là phương pháp được chỉ định đối với những trường hợp mắc giang mai giai đoạn 1. Khi thực hiện bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch giang mai từ những vết viêm loét trên cơ thể, thường là ở cơ quan sinh dục của người bệnh để tiến hành xét nghiệm. Phương pháp này có thể phát hiện xoắn khuẩn giang mai khi bệnh ủ trong thời gian từ 1 tuần đến 3 tháng.
3.2. Xét nghiệm TPHA và RPR trong máu
Phương pháp này thích hợp để áp dụng cho những bệnh nhân bị giang mai giai đoạn 2. Xoắn khuẩn giang mai có thể phát triển trong vòng 3 tháng, thậm chí là kéo dài tới 3 năm.
Nếu xét nghiệm cho ra kết quả âm tính thì tức là bệnh nhân có thể không mắc giang mai, ngược lại dương tính thì có nghĩa là đã mắc và cần phải điều trị nhanh chóng để ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan và phát triển.
3.3. Xét nghiệm RPR trong dịch não tủy
Xét nghiệm RPR trong dịch não tủy thường được áp dụng ở những người bị giang mai giai đoạn 3 và đây đồng thời là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu lây lan sang những cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí là đi vào não gây ra những biến chứng về thần kinh vô cùng nguy hiểm.
Xét nghiệm RPR trong dịch não tủy sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng của bệnh đã lây lan rộng hay chưa. Để lấy được mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò tủy sống cho bệnh nhân. Trước khi xét nghiệm bác sĩ sẽ có căn dặn cụ thể và người bệnh cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để việc lấy mẫu được diễn ra thuận lợi, ít đau đớn.
Có nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai khác nhau
3.4. Xét nghiệm giang mai bằng que test
Que test này được gọi là TP syphilis cho kết quả chẩn đoán nhanh và được dùng phổ biến tại nhiều phòng khám. Hình thức xét nghiệm này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ chính xác tương đối cao, chi phí thấp và kết quả trả ra nhanh.
Tuy nhiên thay vì thực hiện loại test này ở bệnh viện hay phòng khám thì nhiều bệnh nhân lại có xu hướng tự test giang mai tại nhà. Điều này có thể giúp người bệnh giảm bớt sự xấu hổ, e ngại nhưng để kết quả có độ chính xác cao thì bệnh nhân cần phải test đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và mua loại que test chính hãng. Nhìn chung để chắc chắn về kết quả thì người bệnh vẫn nên đi khám tại viện để được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của bản thân.
4. Nên thực hiện xét nghiệm giang mai Lạng Sơn ở đâu?
Hiện nay có không ít các bệnh viện, cơ sở y tế có thể thực hiện được xét nghiệm giang mai. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ xét nghiệm giang mai Lạng Sơn uy tín thì có thể tham khảo Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Lạng Sơn.
MEDLATEC không chỉ quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành, kỹ thuật viên chuyên môn cao mà còn được đầu tư hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại với Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP, chứng nhận MEDLATEC đủ năng lực thực hiện đến 2.000 loại xét nghiệm khác nhau, giúp phát hiện nhiều bệnh lý hỗ trợ hiệu quả cho công tác điều trị bệnh.
MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện xét nghiệm giang mai
Nếu bạn đang có nhiều băn khoăn cần được giải đáp về dịch vụ xét nghiệm giang mai Lạng Sơn thì có thể liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.
Địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Lạng Sơn: Số 8 đường Hoàng Đình Trinh, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!