Các tin tức tại MEDlatec

Ghẻ phỏng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 01/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ghẻ phỏng ở trẻ em nếu kéo dài không được điều trị sẽ gây nên những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý này.

1. Nguyên nhân và triệu chứng ghẻ phỏng ở trẻ em

1.1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng trẻ em do vi khuẩn Sarcoptes scabiei - ký sinh trùng nhỏ có kích thước khoảng 0.4 - 0.7 mm gây ra. Nguyên nhân chính khiến cho ký sinh trùng này xâm nhập vào da trẻ và gây ghẻ phỏng gồm:

Vi khuẩn Sarcoptes scabiei - tác nhân gây ghẻ phỏng ở trẻ

- Tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật nhiễm bệnh

Ghẻ phỏng là một bệnh truyền nhiễm và chủ yếu lây từ người này sang người khác hoặc từ động vật chó mèo đã nhiễm bệnh sang cho người. Khi trẻ em tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật nhiễm ghẻ phỏng, vi khuẩn Sarcoptes scabiei có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da - da.

- Tiếp xúc với vật dụng chứa mầm bệnh

Dùng chung quần áo, giường ngủ, đồ chơi hoặc các vật dụng cá nhân khác cũng có thể là nguồn lây truyền ghẻ phỏng. Vi khuẩn Sarcoptes scabiei có thể tồn tại trên các vật dụng này trong thời gian dài và khi trẻ sử dụng các vật dụng đó có thể tiếp xúc vi khuẩn và bị lây nhiễm bệnh.

- Tiếp xúc trong môi trường bệnh học

Trẻ em thường tham gia vào các hoạt động tập thể như trường học, trại hè,... Môi trường này thúc đẩy việc tiếp xúc da - da và làm tăng nguy cơ lây bệnh ghẻ phỏng. Ngoài ra, những nơi có điều kiện môi trường sống thiếu sạch sẽ cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho ghẻ phỏng phát triển và lây lan.

- Hệ miễn dịch yếu

Trẻ có hệ miễn dịch yếu thường dễ dàng mắc ghẻ phỏng hơn so với trẻ khỏe mạnh vì hệ miễn dịch khỏe mạnh có vai trò rất lớn trong việc giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn và bệnh tật. Trẻ sơ sinh hoặc đang trong giai đoạn phát triển có nguy cơ mắc ghẻ phỏng cao hơn các nhóm tuổi khác.

1.2. Triệu chứng ghẻ phỏng ở trẻ

Ghẻ phỏng ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng trên da, gây ra nhiều sự khó chịu cho trẻ:

Nốt ghẻ phỏng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể của trẻ

- Ngứa và sưng đỏ: trẻ thường trải qua cảm giác ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm vì đây là thời điểm vi khuẩn hoạt động mạnh. Tại vùng da bị nhiễm ghẻ thường xuất hiện tình trạng đỏ, sưng và ngứa mặc dù chưa có dấu hiệu tổn thương da rõ ràng.

- Mảng da mẩn đỏ: các vùng da bị đỏ, ngứa,... do nhiễm ghẻ sẽ xuất hiện sang thương dạng mảng da mẩn đỏ. Đây chính là nơi vi khuẩn Sarcoptes scabiei đã xâm nhập và gây ra viêm nhiễm.

- Nổi nốt trên da, bên trong nốt có nước: trường hợp nặng, trẻ sẽ nổi nốt mụn nước hoặc vết sưng mủ trên da. Đây là dấu hiệu cho thấy ghẻ phỏng trẻ nên nặng hơn và vi khuẩn đã viêm nhiễm trên bề mặt da.

- Ngứa: trẻ thường xuyên có cảm giác ngứa, ngứa dữ dội về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ có thể cào gãi vào da để giảm ngứa, nhưng hành động này có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Vị trí tổn thương: ghẻ phỏng thường bắt đầu xuất hiện ở các vị trí như cổ tay và khuỷu tay sau đó lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các nốt ghẻ phỏng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau trên cơ thể và triệu chứng của bệnh có thể thay đổi theo mức độ lây truyền cũng như phản ứng của cơ thể đối với sự xâm nhập của ký sinh trùng ghẻ.

2. Phương pháp điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em

Khi trẻ em mắc ghẻ phỏng, việc điều trị cần được thực hiện cẩn thận và kiên trì để vừa ngăn ngừa lây bệnh cho người khác vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Ngay khi nghi ngờ con có các triệu chứng ghẻ phỏng, cha mẹ nên cho con đến khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng và được hướng dẫn điều trị tích cực.

Điều trị ghẻ phỏng cho trẻ cần thực hiện đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng bệnh của từng trẻ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trẻ thường sẽ được chỉ định dùng kem hoặc thuốc bôi chống ghẻ phỏng. Nhiều trường hợp bé cần phải sử dụng kháng sinh đường uống để chống nhiễm trùng da khi bé bị ngứa gãi nhiều.

Toàn bộ quá trình điều trị ghẻ phỏng cho trẻ cần được tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến việc vi khuẩn sống sót và khiến trẻ bị tái phát bệnh ghẻ phỏng.

Bên cạnh việc điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ thì cha mẹ cũng cần lưu ý:

- Tiệt trùng vật dụng cá nhân

Quần áo, giường ngủ, đồ chơi và bất kỳ vật dụng nào mà trẻ đã tiếp xúc trong thời gian nhiễm bệnh cần được tiệt trùng sạch sẽ. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn trên các bề mặt của đồ dùng và ngăn ngừa nguy cơ lây truyền cho người khác.

- Khử trùng môi trường sống

Nếu trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường học, nhà trẻ,...thì cần khử trùng các vật dụng và toàn bộ môi trường mà trẻ tiếp xúc để ngăn chặn lây truyền bệnh cho trẻ khác.

Quá trình điều trị ghẻ phỏng thường kéo dài 1 - 2 tuần. Sau khi hoàn thành quá trình điều trị, trẻ cần tái khám để đảm bảo rằng bệnh đã được loại bỏ hoàn toàn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào tái xuất hiện sau điều trị, trẻ cần được bác sĩ chỉ định điều trị ngay để ngăn ngừa ghẻ phỏng tái phát ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu được nguyên nhân gây nên và nhận diện sớm các dấu hiệu ghẻ phỏng ở trẻ để kịp thời cho con đến khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị hiệu quả. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào trong việc chẩn đoán và xử trí với bệnh lý này, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được những tư vấn chính xác từ tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Từ khoá: ghẻ phỏng

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.