Các tin tức tại MEDlatec
Giải đáp mọi băn khoăn về thuốc điều trị táo bón
- 03/12/2021 | Táo bón thực thể là gì, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- 07/10/2021 | Phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài - chia sẻ từ chuyên gia
- 07/07/2021 | Biện pháp tốt nhất để điều trị táo bón mãn tính là gì
1. Tổng quan về táo bón
1.1. Thế nào là táo bón
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa gây ra hiện tượng khó đi ngoài, đi phân không đều và có cảm giác đau, cứng khi đại tiện.
1.2. Nguyên nhân gây ra táo bón là gì
Muốn dùng thuốc điều trị táo bón hiệu quả thì trước tiên cần phải biết nguyên nhân gây ra táo bón là gì. Táo bón được chia làm 2 loại, theo đó, nguyên nhân gây bệnh cũng được phân chia như sau:
Những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón
- Nguyên nhân gây ra táo bón nguyên phát
+ Táo bón với nhu động bình thường: xuất phát từ rối loạn trong cơ chế tống phân, vấn đề ở cơ thắt và cơ vòng của hậu môn.
+ Táo bón với nhu động chậm: xuất phát từ sự hoạt động kém đi của nhu động ruột, chủ yếu xảy ra với phụ nữ với triệu chứng: nhu cầu đại tiện ít, chướng bụng,...
+ Táo bón vì chức năng sàn chậu bị rối loạn: sự thoái hóa của dây chằng, các khối cơ khiến cho các cơ quan ở vùng sàn chậu không nằm đúng vị trí nên gây ra táo bón.
- Nguyên nhân gây ra táo bón thứ phát
+ Chế độ sinh hoạt và ăn uống: dư thừa chất béo động vật, quá thiếu chất xơ, ăn quá nhiều đường, lạm dụng chất kích thích, uống thiếu nước, trì hoãn đại tiện thường xuyên,...
+ Một số bệnh lý thực thể: nứt hậu môn, to trực tràng vô căn, trĩ huyết khối,...
+ Một số bệnh lý toàn thân: bệnh thần kinh, rối loạn nội tiết, vấn đề tâm lý, bệnh tuyến giáp, nhiễm độc chì, bệnh mô liên kết,...
+ Mang thai: áp lực từ tử cung chèn ép ruột cùng sự thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ, thay đổi trong chế độ ăn uống,... gây ảnh hưởng đến nhu động ruột từ đó gây ra táo bón.
+ Sử dụng một số loại thuốc: chống co giật, chống viêm không steroid, chống trầm cảm, kháng axit, kháng cholinergic,...
1.3. Dấu hiệu nhận biết táo bón như thế nào
- Ở người lớn: chướng bụng, cố rặn nhưng không thể đi đại tiện, rất khó để tống phân ra bên ngoài, phân cứng và có thể có lẫn máu, trên 3 ngày không thể đi đại tiện.
Người bị táo bón gặp nhiều khó khăn trong việc tống đẩy phân ra bên ngoài
- Ở trẻ em: chướng bụng, rặn đỏ mặt khi đi đại tiện, đại tiện khó, phân cứng, rặn quá mức nên chảy máu nhẹ ở hậu môn, trên 3 lần/tuần không thể đi đại tiện được, ngủ không ngon giấc, quấy khóc,...
2. Các loại thuốc điều trị táo bón và lưu ý khi sử dụng
2.1. Các loại thuốc dùng để điều trị táo bón
Hầu hết các loại thuốc điều trị táo bón có tác dụng thay đổi tính chất phân, làm thay đổi độ đặc hoặc làm tăng khối lượng phân, tác động phản xạ đại tiện, tác động đến nhu động ruột,... Những loại thuốc này gồm:
- Thuốc cung cấp chất nhầy và chất xơ: dùng để ngấm nước và tăng thể tích phân.
+ Thuốc cung cấp chất xơ có tác dụng hút nước để khiến làm tăng khối lượng phân và khả năng vận chuyển của ruột. Các chất này tạo ra các acid béo bay hơi giúp nhuận tràng, liều dùng sẽ được tăng dần kết hợp với việc uống nhiều nước và dùng thuốc nhiều ngày.
+ Thuốc cung cấp chất nhầy dạng gôm, làm từ tảo biển, chứa nhiều chuỗi dài hydrat,... dùng để điều trị táo bón vô căn.
- Thuốc có tác dụng nhuận tràng và làm mềm phân
+ Một số loại dầu thực vật, paraphin hoặc vaseline,... giúp ngăn chặn sự hấp thu nước.
+ Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, tăng lượng nước trong phân để thúc đẩy quá trình bài tiết và đẩy phân ra bên ngoài.
+ Thuốc muối như: phosphate, sulphate,...
- Thuốc nhuận tràng có tác dụng kích thích nhu động ruột: đây là các acid mật, acid ricinoleic,... với nhiều cơ chế khác nhau đem lại tác dụng ức chế không cạnh tranh với men ruột, làm tăng tính thấm tế bào, tăng AMP vòng, tăng tiết dịch ở lòng đại tràng, giảm hấp thu nước,...
Dùng thuốc điều trị táo bón cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc nhuận tràng tại chỗ
Đây là thuốc điều trị táo bón có tác dụng làm phóng thích 50 - 100ml dịch có trong lòng trực tràng đồng thời kích thích phản xạ đại tiện:
+ Thuốc đạn glycerin: tăng thẩm thấu, tăng giãn cục bộ.
+ Thuốc đạn có bisacodyl: sinh nhu động.
Ngoài ra, có thể thụt tháo vi lượng hoặc thụt tháo chất nhầy khi táo bón nằm lâu với tác dụng làm mềm phân nhưng không dùng kéo dài.
Táo bón kéo dài sẽ gây sa niêm mạc trực tràng, bệnh trĩ,... Thuốc điều trị táo bón tuyệt đối không thể tự ý dùng khi chưa tìm được nguyên nhân, vì thế người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết tại sao mình bị táo bón và có hướng điều trị phù hợp.
2.2. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị táo bón
- Thuốc điều trị táo bón tuyệt đối không được phép lạm dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa dựa trên thăm khám và những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán bệnh. Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc khi táo bón có nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh lý khác hoặc táo bón kéo dài, dưới sự tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Lạm dụng thuốc trị táo bón dạng kích thích có thể khiến người bệnh phải đối mặt với 2 hậu quả: gặp tác dụng phụ của thuốc hoặc phụ thuộc thuốc.
- Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, làm những kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh khi:
+ Nhiều ngày liên tiếp không có nhu cầu đại tiện.
+ Tái phát táo bón thường xuyên từ 3 tuần trở lên.
+ Bị táo bón nên đau hậu môn và đau bụng.
+ Sốt, giảm cân nhanh chóng, chảy máu khi đi đại tiện.
+ Người thân có tiền sử hoặc mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm lâu năm luôn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh mọi bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu cần được giải đáp cặn kẽ hơn về thuốc điều trị táo bón, chỉ cần bạn nhấc máy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!